Cầu trục là thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và được quản lý bằng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 30:2016/BLĐTBXH. Trong bài viết này chúng ta nghiên cứu những quy định pháp luật mà chủ sở hữu, người quản lý, người vận hành cần phải nắm đối với cầu trục thuộc quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cụ thể sau:
1. Chứng nhận hợp quy
Theo QCVN 30:2016/BLĐTBXH và QTKĐ: 09 - 2016/BLĐTBXH, cầu trục trước khi tiến hành kiểm định ban đầu phải được chứng nhận phù hợp quy chuẩn (hay gọi khác là chứng nhận hợp quy). Việc chứng nhận hợp quy chỉ được thực hiện bởi các tổ chức được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ định.
Xử phạt khi không chứng nhận hợp quy?
Không chứng nhận hợp quy cầu trục thì bị xử phạt từ 15 - 20 triệu đồng tại khoản 3 Điều 24 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
2. Kiểm định kỹ thuật an toàn và chu kỳ kiểm định
Kiểm định cầu trục có 03 chế độ: Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu; Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ; Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường.
Xử phạt khi không kiểm định kỹ thuật an toàn?
Không thực hiện kiểm định bị xử phạt từ 20 - 75 triệu đồng (tùy theo số lượng thiết bị) tại khoản 4 Điều 24 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
3. Khai báo sử dụng đối tượng kiểm định về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
Xử phạt khi không khai báo sử dụng đối tượng kiểm định về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội?
Không khai báo sử dụng đối tượng kiểm định về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội bị phạt từ 1 -2 triệu đồng tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Kiểm định viên Trung tâm Kiểm định Hiệu chuẩn Vùng 3 đang kiểm định cầu trục
4. Đào tạo nghề cho người vận hành
Theo mục 3.5.4.22 - QCVN 30: 2016/BLĐTBXH: Người chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp, người vận hành cầu trục, cổng trục và những người làm việc với cầu trục, cổng trục phải được đào tạo về chuyên môn phù hợp với quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của Luật An toàn vệ sinh lao động và văn bản hướng dẫn.
Xử phạt khi không được đào tạo và cấp chứng chỉ mà vận hành?
Tại Khoản 3, Điều 24, Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi vi phạm một trong các quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trong sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (trong đó có hành vi vận hành cầu trục mà không qua đào tạo).
5. Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động nhóm 3 và cấp thẻ an toàn cho người vận hành xe nâng hàng
Theo mục 3.5.4.22 - QCVN 30: 2016/BLĐTBXH: Người chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp, người vận hành cầu trục, cổng trục và những người làm việc với cầu trục, cổng trục phải được đào tạo về chuyên môn phù hợp với quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của Luật An toàn vệ sinh lao động và văn bản hướng dẫn.
Xử phạt khi không huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và cấp thẻ an toàn?
Không huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và cấp thẻ an toàn nhóm 3 bị phạt từ 5 - 50 triệu đồng (tùy theo số lượng người lao động) tại Điều 25 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
6. Hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của cầu trục cần lưu giữ
Theo QCVN 30:2016/BLĐTBXH và QTKĐ: 09 - 2016/BLĐTBXH: Ngoài các giấy tờ từ mục 1 đến mục 5 của bài viết, hồ sơ về cầu trục cần lưu trữ thêm gồm:
- Lý lịch thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị.
- Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và kết quả các lần đã kiểm định trước.
- Biên bản kiểm tra của cơ quan chức năng,...
Xử phạt khi không lưu trữ hồ sơ đầy đủ?
Trên đây là các nội dung quản lý cầu trục theo QCVN 30: 2016/BLĐTBXH và các văn bản phát luật có liên quan.
KĐV Vũ Ngọc Hưng – Trung tâm Kiểm định Hiệu chuẩn Vùng 3