KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT THIẾT BỊ AN TOÀN

Quy trình kiểm định an toàn nồi hơi
Nồi hơi (Lò hơi) là gì?
     Nồi hơi công nghiệp (hay còn gọi là Lò hơi công nghiệp) có tên tiếng anh là Steam Boiler là thiết bị sử dụng nhiên liệu (giấy vụn, than củi, trấu… ) để đun sôi nước tạo thành hơi nước mang nhiệt để phục vụ cho các yêu cầu về nhiệt trong các lĩnh vực công nghiệp như sấy, đun nấu,nhuộm, hơi để chạy tuabin máy phát điện, vv... tùy theo mục đích sử dụng mà người ta tạo ra nguồn hơi và nhiệt độ có áp suất khác nhau theo yêu cầu. Để vận chuyển nguồn năng lượng có nhiệt độ và áp suất cao này người ta dùng các ống chịu nhiệt va áp suất cao, chuyên dùng cho nồi hơi và lò hơi.
     Điểm khác biệt của lò hơi – boiler so với các thiết bị công nghiệp khác đó chính là tạo ra nguồn năng lượng an toàn, không gây cháy, tiện lợi khi sử dụng trong công nghệ vận hàng các thiết bị động cơ ở nơi cấm nguồn điện, cấm lửa như các kho xăng, dầu hay các vật liệu dễ cháy khác.
Kiểm định nồi hơi - lò hơi
Nồi hơi – lò hơi Boiler dùng để làm gì?
     - Lò hơi, nồi hơi Boiler được sử dụng trong các nhà máy công nghiệp có sử dụng nhiệt với vai trò cung cấp nguồn nhiệt, hơi và dẫn nguồn nhiệt, nguồn hơi đến các hệ thống máy móc cần thiết.
     - Trong hầu hết các ngành công nghiệp, lò hơi đều được sử dụng 1 cách rộng rãi. Tùy thuộc theo nhu cầu và điều kiện ngành nghề mà mức độ sử dụng nhiệt cũng như công suất của lò khác nhau. Ví dụ:
+ Các công ty may mặc, công ty giặt khô: Lò hơi Boiler được sử dụng để cung cấp hơi cho công đoạn giặt ủi.
+ Các công ty chế biến thức ăn chăn nuôi hay sản xuất bánh kẹo: sử dụng Boiler để sấy khô các sản phẩm.
+ Các nhà máy sản xuất nước mắn, nước tương hay nước giải khát: sử dụng nồi hơi để đun nóng hay khử trùng.
Công suất nồi hơi – Boiler (lò hơi) là gì?
     Công suất của lò hơi hay Boiler là khả năng nhiệt hóa hơi của lò trên 1 đơn vị thời gian. Ví dụ: khi nói lò hơi đốt biomass có công suất là 1T/h tức là 1 tấn hơi/1 giờ hoặc 1000 kg/h có nghĩa là trong khoảng 1 giờ, lò hơi này có thể làm bốc hơi 1 lượng nước là 1m3 tới 1 áp suất nhất định nào đó.
Vì sao nồi hơi - lò hơi bị nổ
     Sau 1 thời gian sử dụng, các lò hơi đốt than củi hay lò hơi công nghiệp đều có tình trạng lắng cặn. Theo thời gian, lớp cặn này tích tụ càng dày, dẫn đến tình trạng tắc ống dẫn ( điều này tương tự như khi chúng ta đun nước giếng bằng ấm nhôm).
Khi lớp cặn này bán quá dày vào thành lò sẽ khiến cho khả năng dẫn nhiệt của lò kém hơn vì vậy để giúp nước sôi như bình thường chúng ta lại cần 1 lượng nhiệt lớn hơn từ đó là cho nhiệt độ trong lò hơi quá cao, áp suất tăng mạnh, vách lò hơi không chịu đựng được nhiệt độ quá cao này sẽ làm nguy cơ nổ lò tăng lên vô cùng nguy hiểm.
Tại sao phải kiểm định lò hơi?
Kiểm định an toàn nồi hơi nhằm có các lợi ích sau:
  • Đảm bảo an toàn cho người vận hành lò hơi
  • Tăng năng suất lao động do thời gian làm việc của thiết bị không bị gián đoạn
  • Giảm các chi phí bồi thường do tai nạn lao động gây ra
  • Là bằng chứng pháp lý cần thiết cung cấp cho các đơn vị bảo hiểm cũng như khách hàng.
  • Tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Kiểm định lò hơi, nồi hơi đun điện được thực hiện ở đâu?
Toàn bộ quá trình kiểm định lò hơi được thực hiện tại nơi sử dụng. Tuy nhiên, có một vài trường hợp cụ thể công tác kiểm định được thực hiện trước khi được lắp đặt. Đó là:
  • Kiểm định từng phần hoặc toàn bộ thiết bị trước khi xuất xưởng
  • Kiểm định chất lượng nồi hơi trước khi nhập khẩu, xuất khẩu
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng trong kiểm định nồi hơi, lò hơi
Tiêu chuẩn, quy chuẩn được sử dụng trong quá trình kiểm định an toàn lò hơi phải được cơ quan chức năng nước sở tại cho phép.
  • QCVN 01:2008/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực
  • QTKĐ 01:2016/BLĐTBXH: Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi và nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115oC
  • TCVN 7704: 2007: Nồi hơi - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa
  • TCVN 6413:1998 (ISO 5730:1992): Nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn (trừ nồi hơi ống nước)
  • TCVN 6008:2010: Thiết bị áp lực - Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra
Có thể đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn của nước ngoài nhưng không được thấp hơn mức quy định trong nước.
Các bước kiểm định an toàn lò hơi, nồi hơi
Quá trình kiểm định an toàn lò hơi được thực hiện qua các bước cơ bản sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật, nhật ký vận hành, bảo trì và sửa chữa
  • Hồ sơ xuất xưởng để ghi nhận các thông tin ban đầu về thiết bị mà nhà sản xuất đã công bố
  • Hồ sơ chứng nhận hợp quy của nồi hơi (do đơn vị được chỉ định thực hiện)
  • Kiểm tra lý lịch, nhật ký vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa nồi hơi
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong nồi hơi
  • Xem xét các khuyết tật ăn mòn trên bề mặt kim loại, các biến dạng hình học do biến đổi nhiệt hoặc cơ khí.
  • Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của lớp bọc bảo ôn, cách nhiệt
  • Kiểm tra hệ thống nước cấp, thoát nước của nồi hơi. Hệ thống khói thải
  • Kiểm tra khuyết tật trên kim loại cơ bản và mối hàn bằng phương pháp không phá hủy (NDT)
Bước 3: Thử nghiệm áp suất
Chỉ thử nghiệm áp suất khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu. Thời hạn thử không quá 6 năm/1 lần.
Bước 4: Kiểm tra các cơ cấu an toàn, thiết bị bảo vệ, đo kiểm
Các cơ cấu bảo vệ an toàn, các thiết bị đo lường gắn trên nồi hơi phải được tháo ra và kiểm định hoặc thử nghiệm trước khi kiểm định nồi hơi:
​​​​​​​thử nghiệm van an toàn nồi hơikiểm định áp kế nồi hơi
Van an toàn và áp kế là những thiết bị phải kiểm định/ thử nghiệm khi lắp đặt trên nồi hơi
Bước 5: Kiểm tra vận hành lò hơi
Chỉ thực hiện khi các bước kiểm tra trên được coi là đạt yêu cầu. Kết nối các thiết bị phụ trợ, các cơ cấu an toàn… tiến hành chạy thử ở áp suất làm việc cho phép.
Thời gian kiểm định lò hơi, nồi hơi
Việc kiểm định kỹ thuật an toàn lò hơi (nồi hơi) được thực hiện khi:
  • Kiểm định lần đầu sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng
  • Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng. Thông thường chu kỳ kiểm định an toàn nồi hơi là 2 năm/lần.
  • Chế độ kiểm định bất thường là chế độ kiểm định được tiến hành khi có yêu cầu của cơ quan chức năng, đơn vị sử dụng. Khi có thay đổi về vị trí lắp đặt hoặc sau khi thay thế, sửa chữa. Lò hơi có thời gian ngưng sử dụng trên 12 tháng.
Ngoài ra, lò hơi có thể được kiểm định trong các trường hợp sau:
  • Kiểm định lò hơi trước khi xuất xưởng
  • Kiểm định lò hơi xuất khẩu, nhập khẩu
Chi phí kiểm định lò hơi
Chi phí kiểm định lò hơi, nồi hơi đun điện được Nhà nước quy định mức giá tối thiểu tại thông tư số 41/TT/2016/BLĐTBXH dựa trên công suất sinh hơi mà đơn vị chế tạo đã công bố.
 
Quý tổ chức, cá nhân có nhu cầu tư vấn kiểm định nồi hơi, vui lòng liên hệ trực tiếp để được hỗ trợ.
Trung tâm Kiểm định hiệu chuẩn vùng 3
Địa chỉ: Số 69, đường số 8, phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM
Văn phòng GD và phòng thí nghiệm: Đường DX17, Phú Thọ, Phú Chánh, TX. Tân Uyên, Bình Dương.
Số điện thoại: (0274)3 868 738 – (028)9999 0979 
Email: kd@kiemdinhvung3.com
Website: www.kiemdinhvung3.com
DỊCH VỤ
TIN TỨC NỔI BẬT
  |  
LIÊN HỆ
Địa chỉ: Số 69, Đường số 8, Phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Phòng thí nghiệm: Đường DX17, Phú Thọ, Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương
Số điện thoại: (028) 9999 0979
Địa chỉ email: kd@kiemdinhvung3.com
 
  • Phạm Tuấn Khoa
    0917712738
    Phòng kinh doanh
  • Nguyễn Thị Anh Thư
    0916620738
    Phòng kinh doanh
  • Lê Thị Hồng Hương
    0909711460
    Phòng kinh doanh
  • Nguyễn Thị Thu Thảo
    0812610738
    Phòng kinh doanh
  • Phan Thị Loan
    0915845738
    Phòng Kinh doanh