Máy ly tâm là gì?
Máy ly tâm được sử dụng để tách lớp hoặc cô đặc các phân tử có khối lượng riêng khác nhau. Thông thường, loại máy này được ứng dụng để tách các pha rắn ra khỏi pha lỏng nhờ lực ly tâm. Thiết bị này được sử dụng rộng rãi trong các ngành nghề như y tế, nghiên cứu sinh học, thực phẩm, công nghệ hóa dầu,…
Nguyên lý hoạt động máy ly tâm?
Khi quay hỗn hợp các chất ở tốc độ cao sẽ sinh ra một lực ly tâm, các chất có khối lượng riêng khác nhau sẽ có lực li tâm khác nhau,do đó khi ly tâm hỗn hợp nhiều chất trong 1 dung dịch lực ly tâm sẽ tách các chất cùng loại với nhau về gần nhau và tạo thành các lớp phân tách, kết quả sau quá trình ly là hỗn hợp hợp ban đầu sẽ được tách riêng biệt các thành phần.
Kết thúc quá trình ly tâm, từ hỗn hợp ban đầu, các thành phần riêng biệt sẽ được tách ra.
Hình ảnh máy ly tâm và sơ đồ nguyên lý hoạt động của máy
Ứng dụng của máy ly tâm?
Dưới đây là một số ứng dụng thông dụng của Máy ly tâm:
-
Hóa học: Máy ly tâm dùng để tách các kết tủa.
-
Sinh học – vi sinh: Tách sinh khối. Người ta thường sử dụng máy ly tâm tốc độ cao, có chức năng làm lạnh.
-
Y tế: Tách các thành phần trong máu, nước tiểu, tế bào,…để phục vụ cho chuẩn đoán xét nghiệm.
-
Dầu mỏ: Tách các hợp chất trong dầu thô, dầu thành phẩm để lấy mẫu kiểm tra chất lượng.
-
Chế biến thực phẩm: Tách, chiết các chất phục vụ cho quá trình chế biến.
Phân loại máy ly tâm?
Phân loại theo cấu tạo
-
Máy ly tâm mini Spin Contrifuge
-
Máy ly tâm tốc độ thấp để bàn
-
Máy ly tâm ống nhỏ Micro Contrifuge
-
Máy ly tâm tốc độ cao
-
Máy ly tâm có làm lạnh
Phân loại theo nước sản xuất
Phân loại theo hãng sản xuất
-
Máy ly tâm Hettich
-
Máy ly tâm Biobase
-
Máy ly tâm Gemmy
-
Máy ly tâm Novapro
-
Máy ly tâm Daihan
Các lưu ý khi sử dụng máy ly tâm?
Dùng loại ống ly tâm có kích thước phù hợp với loại máy ly tâm. Ống ly tâm dung tích 1.5 ml được sử dụng khá phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm ống ly tâm 0.5 ml, tuy nhiên nếu dùng loại này, bạn cần thêm một ống trung gian. Nếu không dùng ống trung gian, ống mẫu sẽ bị vỡ.
Xem xét sự cân bằng của các ống trước khi ly tâm. Bạn không cần phải cân chính xác khối lượng các ống mà chỉ cần điều chỉnh mực dung dịch sao cho bằng nhau.
Khi đặt mẫu vào máy ly tâm, bạn cần đặt sao cho mẫu này đối trọng với mẫu khác để đảm bảo sự cân bằng. Nếu bạn chỉ có một mẫu, bạn có thể thêm nước vào các ống còn lại sao cho cân bằng.
Khi sử dụng máy ly tâm, bạn cần đậy nắp rotor lại trước khi đóng nắp máy ly tâm.Cuối cùng, cần kiểm tra các cài đặt trước khi cho máy vận hành, bao gồm thời gian và tốc độ, đặc biệt là với máy ly tâm tốc độ cao. Bạn phải chắc chắn tốc độ cài đặt phù hợp để không làm vỡ các ống.
Vì sao nên hiệu chuẩn máy ly tâm?
Thông số cần chính cần kiểm soát của máy ly tâm là tốc độ vòng quay, nhiệt độ và thời gian. Do đó, việc hiệu chuẩn các chỉ tiêu này là rất cần thiết nhằm giúp cho người sử dụng, quản lý thiết bị đánh giá khả năng đáp ứng của máy đối với từng quy trình cụ thể. Ngoài ra, việc hiệu chuẩn định kỳ cũng giúp phát hiện các trường hợp sai lệch lớn, bất thường, hỏng hóc, đề xuất các biện pháp khắc phục.
Các bước hiệu chuẩn máy ly tâm?
Quy trình hiệu chuẩn máy ly tâm được thực hiện theo QTHC 5.4-88. Tùy theo chủng loại máy và nhu cầu khách hàng mà quy trình kiểm tra hiệu chuẩn máy ly tâm sẽ có những điểm khác biệt nhất định.
Chuẩn sử dụng
Chuẩn đo tốc độ vòng quay
Chuẩn đo nhiệt độ
Đồng hồ bấm giây
Các bước hiệu chuẩn máy ly tâm
Bước 1: Kiểm tra ngoại quan
- Kiểm tra ngoại quan, kiểm tra chức năng hoạt động nhằm đảm bảo các chức năng của máy vẫn hoạt động tốt theo tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất.
Khởi động làm nóng thiết bị theo hướng dẫn nhà sản xuất trước khi tiến hành hiệu chuẩn.
Bước 2: Hiệu chuẩn tốc độ vòng quay
- Sử dụng thiết bị đo tốc độ vòng quay để đo tốc độ quay của mâm xoay.
- Mâm xoay phải được cân bằng không có ống nghiệm hoặc tải, trường hợp cần kiểm tra với tải thì chúng phải được đặt cân bằng đều các góc trên mâm, đảm bảo khi xoay không lệch trục.
- Dán miếng phản quang trên mâm xoay, ở vị trí mà thiết bị đo tốc độ có thể đo được.
- Cài đặt giá trị tốc độ cần kiểm trên máy ly tâm, tiến hành đo với máy đo tốc độ. Ghi nhận và so sánh kết quả.
Bước 3: Hiệu chuẩn thời gian
- Áp dụng đối với máy có chức năng kiểm soát thời gian quay ly tâm
- Cài đặt mức thời gian cần kiểm trên máy ly tâm.
- Bấm giờ trên Stopwatch cùng lúc khi máy ly tâm bắt đầu đếm thời gian
- Khi máy ly tâm kết thúc thời gian quay, bấm ngưng đếm trên stopwatch, ghi nhận và so sánh kết quả.
Bước 4: Hiệu chuẩn nhiệt độ
- Áp dụng đối với máy có chức năng kiểm soát nhiệt độ.
- Cài đặt giá trị nhiệt độ cần kiểm trên máy ly tâm.
- Đưa đầu dò nhiệt độ vào trong máy ly tâm, đậy nắp lại.
- Đợi nhiệt độ cài đặt được ổn định, ghi nhận và so sánh kết quả.
Trung tâm Kiểm định Hiệu chuẩn Vùng 3 được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp phép kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm máy, thiết bị và phương tiện đo trong đó có hiệu chuẩn máy ly tâm và đặc biệt được Cục An toàn lao động chỉ định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong đó có nồi hấp tiệt trùng.
Quý tổ chức, cá nhân có nhu cầu vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua địa chỉ:
Địa chỉ: Số 69, đường số 8, Phường An Khánh, Tp.Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh
VPGD và Phòng thí nghiệm: Đường DX17, Phú Thọ, Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương
Số điện thoại: (0274)3 868 738 – (028)9999 0979
www.kiemdinhvung3.com; Email: kd@kiemdinhvung3.com
Chân thành cảm ơn sự quan tâm của Quý khách./.