TIN TỨC

Phân biệt giữa Kiểm định và Hiệu chuẩn
     Xã hội ngày càng phát triển thì hoạt động kiểm định và hiệu chuẩn phương tiên đo lường gắn liền với rất nhiều đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các mặt đời sống xã hội. Tuy vậy, rất nhiều người hay bị nhầm lẫn hai hoạt động này trong đó lưu tâm nhất là các đơn vị sử dụng phương tiện đo, họ bối rối để lựa chọn cách thức kiểm soát phương tiện đo phù hợp, vậy hãy cùng chúng tôi phân biệt hai hoạt động này một cách rõ ràng như sau.
    Theo Luật Đo lường QH2013: Kiểm định là hoạt động đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo yêu cầu kỹ thuật đo lường. Hiệu chuẩn là hoạt động xác định, thiết lập mối liên hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo.
Ảnh: Kiểm định viên Trung tâm Kiểm định hiệu chuẩn Vùng 3 thực hiện kiểm định
      a. Kiểm định phương tiện đo lường là việc xác định, xem xét và đánh giá sự phù hợp của thiết bị so với yêu cầu pháp lý có đạt các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể hay không, kết quả do cơ quan kiểm định xác định là đạt hoặc không đạt. Kiểm định mang tính chất bắt buộc đối với các phương tiện đo có trong quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 theo Thông tư 23/2013/TT-BKHCN ngày 26/09/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ, hiện nay được sửa đổi, bổ sung bằng Thông tư 07/2019/TT-BKHCN ngày 26/7/2019. Việc kiểm định phương tiện đo lường phải tuân theo các quy trình kiểm định, do kiểm định viên đo lường thuộc các tổ chức được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định. Thiết bị đo lường sau khi kiểm định, nếu đạt yêu cầu được dán tem kiểm định và/hoặc cấp giấy chứng nhận kiểm định và có giá trị pháp lý trên phạm vi toàn quốc.
     b. Hiệu chuẩn phương tiện đo lường là thiết lập mối quan hệ giữa đo lường và phương tiện đo. Hiệu chuẩn liên quan tới xác định mức độ chính xác, xác định sai số của một phương tiện đo. Thực hiện thông qua việc so sánh trực tiếp phương tiện đo với những chuẩn đo lường đã biết nhằm đưa ra một công thức nhằm giúp người sử dụng xác định được giá trị chính xác của các đại lượng khi được đo lường bằng phương tiện đó. Sau khi được hiệu chuẩn thiết bị sẽ được cấp giấy kết quả hiệu chuẩn và hầu hết được dán tem hiệu chuẩn. Trên cơ sở thông tin này, người sử dụng có thể quyết định phương tiện đo có phù hợp với yêu cầu sử dụng của mình hay không.
Ảnh: Một số thiết bị đo lường mà Trung tâm thực hiện kiểm định/hiệu chuẩn/thử nghiệm
     c.So sánh sự giống và khác nhau giữa kiểm định và hiệu chuẩn.
So sánh
Hiệu chuẩn
Kiểm định
Định nghĩa
Là hoạt động mà ở đó thiết bị được so sánh với một giá trị tham chiếu cho trước. Hiệu chuẩn phương tiện, thiết bị đo là thiết lập mối tương quan giữa CHUẨN đo lường và phương tiện đo. Hiệu chuẩn không mang tính chất bắt buộc. Dựa vào kết quả hiệu chuẩn, khách hàng tự quyết định xem thiết bị có sử dụng nữa hay không.
Là việc xác định, xem xét sự phù hợp của phương tiện đo so với yêu cầu pháp lý có đạt các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể hay không, kết quả do cơ quan kiểm định xác định là đạt hoặc không đạt. Kiểm định mang tính chất bắt buộc đối với các phương tiện đo có trong "Danh mục các thiết bị bắt buộc kiểm định". Việc kiểm định phương tiện đo do kiểm định viên đo lường thực hiện thống nhất theo các quy trình kiểm định. Thiết bị đo sau khi kiểm định đạt yêu cầu được dán tem kiểm định hoặc cấp giấy chứng nhận kiểm định của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường hoặc cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước và có giá trị pháp lý trong cả nước.
Giống nhau
Là việc so sánh phương tiện đo với chuẩn để đánh giá sai số và các đặc trưng kỹ thuật, đo lường khác của nó
Nguyên tắc áp dụng
Tự nguyện
Theo yêu cầu của pháp lý, bắt buộc áp dụng
 
     Trung tâm Kiểm định hiệu chuẩn Vùng 3 là tổ chức được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) chỉ định kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm thiết bị đo lường theo Giấy chứng nhận 130/TĐC-ĐL. 
     Ngoài dịch vụ về kiểm định/hiệu chuẩn/thử nghiệm phương tiện đo, Trung tâm còn thực hiện một số chức năng khác như:
  • Kiểm định kỹ thuật an toàn: Lò hơi, xe nâng, thang máy, cầu trục, palăng,…
  • Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
  • Dạy nghề ngắn hạn: vận hành xe nâng, thiết bị nâng hạ, máy nén khí, lò hơi, xe lu, xe cuốc, xe ủi, xe xúc, cắt gọt kim loại,...
  • Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị phòng thí nghiệm.
  • Đào tạo kỹ thuật đo lường, hướng dẫn sử dụng và hiệu chuẩn phương tiện đo.
  • Đào tạo an toàn bức xạ.
  • Kiểm định, kiểm xạ thiết bị bức xạ.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Trung tâm Kiểm định hiệu chuẩn vùng 3 (CTCR3)
Trụ sở: Số 69, đường 8, phường Bình An, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng giao dịch và Phòng thí nghiệm: Đường DX 17, Phú Chánh, TX.Tân Uyên, tỉnh Bình Dương .
Điện thoại: (028)9999 0979 – (0274) 3868 738
 

CÁC TIN KHÁC:
DỊCH VỤ
TIN TỨC NỔI BẬT
  |  
LIÊN HỆ
Địa chỉ: Số 69, Đường số 8, Phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Phòng thí nghiệm: Đường DX17, Kp. Phú Thọ, P. Phú Chánh, TX. Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Số điện thoại: (028) 9999 0979
Địa chỉ email: kd@kiemdinhvung3.com
 
  • Phạm Tuấn Khoa
    0917712738
    Phòng kinh doanh
  • Nguyễn Thị Anh Thư
    0916620738
    Phòng kinh doanh
  • Lê Thị Hồng Hương
    0909711460
    Phòng kinh doanh
  • Nguyễn Thị Thu Thảo
    0812610738
    Phòng kinh doanh
  • Hoàng Bảo Trung
    0819620738
    Phòng Kinh Doanh