KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN LĨNH VỰC HÓA LÝ

Quy trình hiệu chuẩn máy đo độ mặn
Máy đo độ mặn và ứng dụng của máy?
    Máy đo độ mặn là một thiết bị đo độ mặn hay độ muối được ký hiệu S‰ (S viết tắt từ chữ salinity - độ mặn) là tổng lượng (tính theo gram) các chất hòa tan chứa trong 1 kg nước.
    Trong nông nghiệp, người ta thường dùng máy đo độ mặn để đo độ mặn của nước, nước biển, đất trồng,…Trong công nghiệp người ta thường sử dụng máy đo độ mặn để đo độ mặn của nước mắm, muối,…Nhằm mục đích chính là sản xuất và chế biến theo mục đích sử dụng. Ngoài ta, trong hải dương học, người ta sử dụng độ muối (salinity) để đặc trưng cho độ khoáng của nước biển, nó được hiểu như tổng lượng tính bằng gam của tất cả các chất khoáng rắn hoà tan có trong 1 kg nước biển. Vì tổng nồng độ các ion chính (11 ion) chiếm tới 99,99% tổng lượng các chất khoáng hoà tan nên có thể coi độ muối nước biển chính bằng giá trị này. Điều đó cũng có nghĩa là đối với nước biển khơi, độ muối có thể được tính toán thông qua nồng độ của một ion chính bất kỳ.
Có bao nhiêu loại máy đo độ mặn?
    Hiện nay, có 2 loại thiết bị có thể đo độ mặn, độ muối thông dụng là:
  • Khúc xạ kế đo độ mặn (máy đo độ mặn cầm tay): Dùng nguyên lý khúc xạ ánh sáng để đo, cách này dùng để đo nồng độ % của muối NaCl trong nước.
  • Máy đo độ mặn kỹ thuật số: Đo lượng muối chính xác có trong 1kg nước cần đo, máy này hiện được sử dụng khá phổ biến. Ưu điểm của máy đo độ mặn kỹ thuật số là dễ dàng sử dụng, có thể tự động chuyển đổi và đo được nhiều thông số.
hiệu chuẩn máy đo độ mặn trong nước
Máy đo độ mặn dạng cầm tay
Những lưu ý khi sử dụng máy đo độ mặn là gì?
  • Cảnh báo trước khi dùng: Cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng máy đo độ mặn.
  • An toàn sử dụng:
    Để máy đo độ mặn xa tầm tay trẻ em. Nếu trong trường hợp trẻ nuốt phải các phần nhỏ của máy thì hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
    Không nhúng máy đo ngập sâu quá vạch “Water Line”. Ngoài ra tránh nước tiếp xúc với phần trên của máy để tránh bị hư hỏng.
    Sử dụng vải mềm hoặc giấy lụa để vệ sinh cho thân máy. Tuyệt đối không được sử dụng các hoá chất như aceton hoặc benzen để vệ sinh máy. Vì điều đó có thể làm chảy nhựa thân máy (nhựa ABS).
  • Cảnh báo khi đo:
    Lau khô cảm biến bằng vải khô (mềm) trước và sau khi sử dụng. Luôn luôn giữ khô máy khi không sử dụng.
    Không được để cho cảm biến tiếp xúc với bất kỳ tường (thành) của cốc đo khi đang trong quá trình đo.
    Luôn giữ cảm biến cách thành và đáy của cốc đựng dung dịch đo khoảng 1cm.
  • Cảnh báo vận chuyển:
    Đậy nắp bảo vệ khi không sử dụng máy đo độ mặn.
    Không được để máy ở nơi có nhiệt độ, độ ẩm cao hoặc để ở ngoài trời.
    Nếu không sử dụng trong thời gian 1 tháng thì có thể tháo Pin ra khỏi thiết bị.
hieu chuan may do do man trong nuoc
Máy đo độ mặn kỹ thuật số dạng để bàn
Quy trình hiệu chuẩn máy đo độ mặn?
    Quá trình hiệu chuẩn máy đo độ mặn lần lượt tiến hành các phép hiệu chuẩn sau:
Bước 1. Chuẩn bị hiệu chuẩn
Trước khi tiến hành hiệu chuẩn, dung dịch chuẩn, dung dịch trắng và PTĐ phải được đặt trong điều kiện môi trường hiệu chuẩn ít nhất 2 giờ hoặc tuân theo quy định của nhà sản xuất hoặc đơn vị sử dụng.
Sấy PTĐ theo hướng dẫn sử dụng PTĐ.
Bước 2. Kiểm tra bên ngoài
Kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau đây: Kiểm tra sự phù hợp của PTĐ với các yêu cầu quy định trong tài liệu kỹ thuật và ghi các thông tin về tên, nhãn hiệu, kiểu /loại, số hiệu, chỉ thị của phương tiện đo, phạm vi hoạt động, độ phân giải, của nhà sản xuất.
Bước 3. Kiểm tra kỹ thuật
Kiểm tra kỹ thuật theo các yêu cầu sau đây: Bộ phận chỉ thị hoạt động ổn định, không có hiện tượng thay đổi đột ngột, biến động, các số hiển thị phải rõ nét, không bị mờ hoặc mất nét.
Bước 4. Kiểm tra đo lường
Máy đo độ mặn được kiểm tra đo lường theo trình tự các nội dung, phương pháp và các yêu cầu sau đây:
- Kiểm tra điểm “0”
- Kiểm tra sai số dựa trên nguyên tắc hoạt động của từng máy
- Tính toán độ không đảm bảo đo
Bước 5. Xử lý kết quả
- Máy đo độ mặn đạt tất cả các yêu cầu kiểm tra được dán tem hiệu chuẩn và cấp giấy chứng nhận hiệu chuẩn.
- Chu kỳ hiệu chuẩn được khuyến nghị là 1 năm.
    Trung tâm Kiểm định Hiệu chuẩn Vùng 3 là đơn vị do Sở Khoa học và Công nghệ Tp HCM ký chứng nhận hoạt động, đơn vị có trụ sở tại số 69, đường số 8, phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM. Phòng thí nghiệm được đầu tư quy mô hiện đại, đồng bộ cạnh khu hành chính tập trung Thành phố mới tỉnh Bình Dương. Trung tâm được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp phép kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm máy, thiết bị, phương tiện đo trong đó có hiệu chuẩn máy đo độ mặn và đặc biệt được Cục An toàn lao động thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Quý khách có nhu cầu kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị, vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
Trung tâm Kiểm định hiệu chuẩn vùng 3
Địa chỉ: Số 69, đường số 8, phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM
Văn phòng GD và phòng thí nghiệm: Đường DX17, Phú Thọ, Phú Chánh, TX. Tân Uyên, Bình Dương.
Điện thoại (028) 9999 0979 - Email: kd@kiemdinhvung3.com
DỊCH VỤ
TIN TỨC NỔI BẬT
  |  
LIÊN HỆ
Địa chỉ: Số 69, Đường số 8, Phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Phòng thí nghiệm: Đường DX17, Kp. Phú Thọ, P. Phú Chánh, TX. Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Số điện thoại: (028) 9999 0979
Địa chỉ email: kd@kiemdinhvung3.com
 
  • Bùi Thị Hương
    0917712738
    Phòng kinh doanh
  • Nguyễn Thị Anh Thư
    0916620738
    Phòng kinh doanh
  • Lê Thị Hồng Hương
    0909711460
    Phòng kinh doanh
  • Nguyễn Thị Thu Thảo
    0812610738
    Phòng kinh doanh
  • Hoàng Bảo Trung
    0819620738
    Phòng Kinh Doanh