Đồng hồ so là gì?
Đồng hồ so được coi là một trong những thước đo được dùng nhiều trong việc kiểm tra sai lệch các hình dạng hay hình học của chi tiết gia công như: Độ côn, độ cong hay độ ô van,… Đồng thời còn kiểm tra vị trí tương đối giữa các chi tiết lắp ghép với nhau hoặc giữa các mặt trên chi tiết như: Độ song song, độ vuông góc, độ đảo, và độ không đồng trục,…Đồng hồ so còn được sử dụng rộng rãi trong việc kiểm tra hàng loạt kích thước, chi tiết có yêu cầu về độ nhạy cảm cao, nhằm đem lại sự chính xác nhất cho số liệu bằng phương pháp so sánh.
Hình ảnh cấu tạo đồng hồ sơ kiểu cơ khí
Một số loại đồng hồ so thông dụng?
Đồng hồ so cơ khí và đồng hồ so chân gập
Đồng hồ so lớn (đồng hồ so dài) và đồng hồ so điện tử
Hiệu chuẩn đồng hồ so?
Đồng hồ so được hiệu chuẩn theo quy trình hiệu chuẩn nội bộ hoặc theo ĐLVN 75:2001 - Đồng hồ so - Quy trình hiệu chuẩn.
Bước 1: Kiểm tra bên ngoài
Tiến hành kiểm tra bằng mắt thường và bằng kính lúp theo các yêu cầu sau:
- Nhãn hiệu trên mặt đồng hồ phải ghi: giá trị độ chia, phạm vi đo, số hiệu.
- Các vạch chia, chữ số phải được khác rõ ràng, đều đặn và rõ nét. Mặt đồng hồ phải được định vị chắc. Khi quay, dịch chuyển vị trí không ảnh hưởng đến kim chỉ thị.
- Mặt kính phải trong suốt, không bị rạn, nứt, xước,…làm ảnh hưởng đến vị đọc số.
- Bề rộng của mũi kim dài không được lớn hơn về rộng của vạch chia, kim phải phủ lên vạch chia một khoảng từ 1/3 đến 3/4 chiều dài vạch chia. Ở trạng thái tự do, kim phải nằm về phía trái trục dọc của đồng hồ và cách trục dọc của đồng hồ so một khoảng từ 10 đến 30 vạch chia
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật và kiểm tra lực đo
- Kiểm tra kỹ thuật
Dùng trụ gá đồng hồ so kiểm tra để kiểm tra dịch chuyển của đầu dò theo các yêu cầu sau:
+ Thanh đo phải chuyển động nhẹ nhàng trên toàn phạm vi đo, trong quá trình chuyển động kim không được nhảy bước. Sau khi thôi tác động một lực lên đầu đo, kim phải trở lại vị trí ban đầu.
+ Đối với đồng hồ so có kim ngắn để chỉ thị số vòng quay của kim dài, kim ngắn dịch chuyển phải đều đặn không được nhảy bước và phải phù hợp với dịch chuyển của kim dài.
- Kiểm tra lực đo
+ Phương pháp kiểm tra lực đo của đồn hồ so bằng cân đồng hồ được tiến hành như sau: gá đồng hồ so lên giá đỡ cho đầu đo tiếp xúc với mặt đĩa cân, sau đó dịch chuyển tay đỡ về phía dưới rồi đọc lực đo trên cân tương ứng với 5 đến 10 vị trí phân bố đều trên toàn phạm vi đo của đồng hồ so. Tiếp tục cho tay đỡ dịch chuyển theo chiều kim ngược lại và lần lượt đọc các lực đo trên cân tại những vị trí vừa kiểm. Sự chênh lệch lực đo tại một vị trí giữa hai trạng thái đầu đo đi vào và đi ra được xác định bằng hiệu số giữa hai lực đó.
+ Lực đo của đồng hồ không nằm ngoại phạm vi từ 0,4N đến 2,5N.
+ Chênh lệch giữa lực đo lớn nhất và lực đo nhỏ nhất khi đầu đo đi vào và đi ra không vướt quá giá trị 1,5N.
+ Chênh lệch giữa lực đo khi đầu đo đi vào và đầu đo đi ra tại một vị trí bất kỳ trong phạm vi đo không vượt quá giá trị 0,9N.
Bước 3: Kiểm tra đo lường
- Kiểm tra sai số tổng, sai số thành phần
- Kiểm tra độ hồi sai
- Kiểm tra độ hồi trễ
Bước 4: Xử lý kết quả
- Tính toán độ không đảm bảo đo
- Đồng hồ so sau khi hiệu chuẩn được dán tem hiệu chuẩn và cấp giấy chứng nhận hiệu chuẩn.
- Chu kỳ hiệu chuẩn định kỳ được khuyến nghị là 1 năm.
Quý khách có nhu cầu kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị, vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
Trung tâm Kiểm định hiệu chuẩn vùng 3
Địa chỉ: Số 69, đường số 8, phường Bình An, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM
Văn phòng GD và phòng thí nghiệm: Đường DX17, Phú Thọ, Phú Chánh, TX. Tân Uyên, Bình Dương.