Van an toàn là gì?
Van an toàn có tên gọi trong tiếng Anh là Safety Valve. Van an toàn là một bộ phận có tác dụng bảo vệ thiết bị áp lực hoặc hệ thống thiết bị áp lực, van giúp thiết bị áp lực hoặc hệ thống thiết bị áp lực luôn hoạt động dưới một áp suất nhất định do người sử dụng cài đặt.
Van an toàn được lắp đặt trong rất nhiều các hệ thống, các thiết bị áp lực trong các nhà máy sản xuất, vậy nên van có nhiều ở các tỉnh/thành sản xuất công nghiệp trong đó đặc biệt là các tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh.
Hình ảnh van an toàn được lắp đặt trên nồi hơi
Hình ảnh van an toàn được lắp đặt trên máy nén khí (bình chịu áp lực)
Nguyên lý hoạt động của van an toàn?
Dựa theo nguyên lý hoạt động, có thể phân thành 02 nhóm chính:
Cấu tạo van bao gồm: Pittong, thân van, lò xo, đĩa lò xo, vít điều chỉnh lò xo.
Van hoạt động dựa trên sự cân bằng tác dụng của những lực ngược chiều nhau tác động lên nút van hoặc pittong (lực đàn hồi của lò xo và áp suất lưu chất).
Khi áp suất đầu vào nhỏ hơn áp suất xả của van (áp suất xả là áp suất định mức được thiết lập bằng cách điều chỉnh lực đàn hồi của lò xo) thì pittong ở vị trí đóng hoàn toàn, khi áp suất đầu vào lớn hơn áp suất xả định mức thì pittong sẽ dịch chuyển và van an toàn bắt đầu mở, lưu chất được xả qua van tới khi áp suất đầu vào van hạ xuống trở về bằng mức áp suất xả định mức của van.
Cấu tạo van tác động gián tiếp bao gồm: van chính có pittong đường kính lớn và lò xo có độ cứng nhỏ, van phụ có pittong có đường kính nhỏ và lò xo có độ cứng lớn. Chúng được dùng trong các hệ thống thủy lực có áp suất cao mà van trực tiếp không thể ứng dụng.
Nguyên lý hoạt động dựa trên sự cân bằng tác dụng của những lực ngược chiều nhau tác dụng lên nút van hoặc pittong (lực đàn hồi của lò xo và áp suất lưu chất trong khoang van chính được thiết lập bởi van phụ với áp suất lưu chất đầu vào). Khi áp suất đầu vào nhỏ hơn áp suất xả định mức của van phụ thì van phụ và van chính cùng đóng, áp suất trong khoang chính bằng áp suất đầu vào van phụ. Khi áp suất đầu vào tăng thì áp suất trong khoang van chính cũng tăng, khi áp suất này lớn hơn áp suất định mức của van phụ thì van phụ sẽ mở cho lưu chất đi qua về bể hoặc bồn chứa, áp suất trong khoang van chính bằng áp suất xả định mức.
Trong trường hợp áp suất đầu vào tiếp tục tăng thì hiệu suất giữa áp suất đầu vào và áp suất định mức của van phụ cũng tăng cho đến khi lực tác động của hiệu áp suất này thắng lực đàn hồi của lò xo van chính thì van chính mở cho lưu chất qua van chính về bể, bình, bồn chứa,...
Hình ảnh van an toàn được kiểm tra, thử nghiệm và được niêm chì
Quy trình thử nghiệm van an toàn?
Quy trình kiểm tra, thử nghiệm van an toàn được Trung tâm Kiểm định Hiệu chuẩn Vùng 3 theo QTTN 5.4 – 32: Quy trình thử nghiệm van an toàn.
Bước 1: Kiểm tra bên ngoài
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
Bước 3: Kiểm tra áp suất, cân chỉnh và cài đặt van (nếu sai lệch)
Bước 4: Niêm chì, cấp giấy chứng nhận kết quả
Trung tâm Kiểm định Hiệu chuẩn Vùng 3 là đơn vị được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp phép hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo và thiết bị trong đó có hoạt động kiểm tra, thử nghiệm van an toàn, mã số hoạt động của Trung tâm là ĐK459. >>Xem giấy phép hoạt động<<
Quý tổ chức, cá nhân có nhu cầu tư vấn hoặc thực hiện dịch vụ trực tiếp liên hệ để được hỗ trợ:
Trung tâm Kiểm định Hiệu chuẩn Vùng 3
Địa chỉ: 69, Đường số 8, phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
VpGD và phòng thí nghiệm: đường DX 17, Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương
Số điện thoại: (0274)3 868 738 – (028)9999 0979 – 0916620738 (Ms. Thư)
Email: kd@kiemdinhvung3.com
Website: www.kiemdinhvung3.com