KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT THIẾT BỊ AN TOÀN

Quy trình kiểm định an toàn Pa lăng điện; Palăng kéo tay
Pa lăng là gì?
     Pa lăng là sản phẩm để kéo các vật , bao gồm dây ( cáp hoặc xích ) vắt qua các puli như 1 chiếc dòng dọc giúp con người nâng hạ các vật nặng một cách đơn giản và nhẹ nhạng hơn.
     Pa lăng được sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất thi công trong xưởng, khai thác mỏ, nông nghiệp, điện lực, xây dựng cũng như việc lắp đặt máy móc, bốc dỡ hàng, nâng hạ hang trong các nhà ga, bến tàu, kho bãi. Ngoài ra, Pa lăng còn được dùng để hỗ trợ sửa chữa máy móc thiết bị.
Phân loại pa lăng
Có nhiều cách để phân loại pa lăng.
– Theo tính chất vật lý: Có thể chia làm 2 loại
  • Pa lăng xích : là pa lăng xử dụng dây xích kéo để nâng hoặc hạ vật từ điểm này đến điểm khác một nhẹ nhàng. Trong các loại pa lăng xích lại được chia ra là pa lăng xích kéo tay, pa lăng xích lắc tay ( hoặc gạt tay ) pa lăng xích điện.
  • Pa lăng cáp: là pa lăng dùng dây cáp trong việc nâng hay hạ các vậy có khối lượng lớn như sắt, thép, hàng hóa từ điểm này đến điểm khác một cách dễ dàng mà không mất nhiều thời gian.
– Theo nguồn động lực sử dụng nâng vật nặng:
Nguồn động lực sử dụng ở đây là nguồn lực tác dụng vào pa lăng để nâng vậy lên và được chia ra làm 2 loại chính là pa lăng sử dụng điện và pa lăng sử dụng sức người.
  • Pa lăng sử dụng điện có pa lăng cáp điện và pa lăng xích điện.
kiểm định pa lăng xích điện
  • Pa lăng sử dụng sức người là nguồn động lực có pa lăng xích kéo tay và pa lăng xích lắc tay (gạt tay)
kiem dinh pa lang
Các yếu tố nguy hiểm khi sử dụng pa lăng
Một số nguy cơ mất an toàn có thể diễn ra khi sử dụng pa lăng xích gồm rơi tải trọng do nâng quá tải khiến cho đứt xích nâng tải, gãy thanh treo, gãy móc buộc tải; bị kẹp tay; bị điện giật do chập điện, hở điện.
Tiêu chuẩn kiểm định pa lăng
Đơn vị kiểm định pa lăng cần tham khảo, viện dẫn các tiêu chuẩn, quy chuẩn sau khi thực hiện công việc:
QCVN 7: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng
QTKĐ: 13-2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn pa lăng xích kéo tay
QTKĐ: 09-2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị nâng kiểu cầu (cầu trục, cổng trục, bán cổng trục, pa lăng điện)
TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn chung
TCVN 5209:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện
TCVN 9358:2012, Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung
Kiểm định kỹ thuật an toàn pa lăng (palang) có thể căn cứ theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, cơ sở chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia đã được ban hành.
Quy trình kiểm định pa lăng
Quy trình kiểm định pa lăng được thực hiện tuần tự theo các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật
Kiểm định viên phải kiểm tra tính phù hợp các hồ sơ sau:
  • Kiểm tra lý lịch, hồ sơ của pa lăng
  • Hồ sơ xuất xưởng, chế tạo.
  • Bản vẽ chế tạo, lắp đặt.
  • Kiểm tra hồ sơ chứng nhận hợp quy của pa lăng
  • Quy trình vận hành và xử lý sự cố
  • Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa
  • Hồ sơ kiểm định lần trước
Bước 2: Khám xét kỹ thuật
Kiểm tra vị trí lắp đặt, xem xét các khoảng cách vận hành an toàn
Kiểm tra sự phù hợp giữa hồ sơ kỹ thuật với thực tế (các thông số làm việc, chủng loại ...)
Xem xét lần l­ượt và toàn bộ các cơ cấu, bộ phận của pa lăng. Đặc biệt chú trọng đến tình trạng các bộ phận và chi tiết và cơ cấu an toàn (mối hàn, cơ cấu chịu lực, cáp, xích, puli, móc cẩu, phanh ...)
Đối với pa lăng điện, cần kiểm tra các cơ cấu hạn chế hành trình, hạn chế tải trọng, đo điện trở tiếp đất, điện trở cách điện động cơ.
Bước 3: Thử nghiệm
Tiến hành thử không tải các cơ cấu và thiết bị an toàn, cóc hãm và các thiết bị khác.
  • Thử tĩnh ở tải trọng 125% Q(tk) hoặc 125% Q(sd)
  • Thử động ở tải trọng bằng 110% Q(tk) hoặc 110% Q(sd)
Kết quả kiểm định pa lăng (palang) được coi là đạt yêu cầu khi các cơ cấu và bộ phận của thiết bị hoạt động đúng tính năng thiết kế và các yêu cầu của các Tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành, không có vết nứt, không có biến dạng hoặc các hư­ hỏng khác.
Thời hạn kiểm định pa lăng
Công tác kiểm định pa lăng được thực hiện khi:
  • Kiểm định lần đầu Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng
  • Kiểm định định kỳ ngay sau khi hết thời hạn kiểm định lần trước. Chu kỳ kiểm định thông thường là 3 năm và 1 năm đối với các pa lăng có thời gian sử dụng trên 12 năm
  • Kiểm định bất thường sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo. Khi có yêu cầu của đơn vị sử dụng hay cơ quan chức năng.
 
Quý tổ chức, cá nhân có nhu cầu tư vấn kiểm định pa lăng, vui lòng liên hệ trực tiếp để được hỗ trợ.
Trung tâm Kiểm định hiệu chuẩn vùng 3
Địa chỉ: Số 69, đường số 8, phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM
Văn phòng GD và phòng thí nghiệm: Đường DX17, Phú Thọ, Phú Chánh, TX. Tân Uyên, Bình Dương.
Số điện thoại: (0274)3 868 738 – (028)9999 0979 
Email: kd@kiemdinhvung3.com
Website: www.kiemdinhvung3.com
DỊCH VỤ
TIN TỨC NỔI BẬT
  |  
LIÊN HỆ
Địa chỉ: Số 69, Đường số 8, Phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Phòng thí nghiệm: Đường DX17, Phú Thọ, Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương
Số điện thoại: (028) 9999 0979
Địa chỉ email: kd@kiemdinhvung3.com
 
  • Phạm Tuấn Khoa
    0917712738
    Phòng kinh doanh
  • Nguyễn Thị Anh Thư
    0916620738
    Phòng kinh doanh
  • Lê Thị Hồng Hương
    0909711460
    Phòng kinh doanh
  • Nguyễn Thị Thu Thảo
    0812610738
    Phòng kinh doanh
  • Phan Thị Loan
    0915845738
    Phòng Kinh doanh