Sắt xuất hiện phổ biến trong tự nhiên và được tìm thấy trong cả mẫu nước tự nhiên và đã được xử lý. Sắt là một thành phần bị giới hạn cả trong nước sinh hoạt và nước uống. Sự có mặt của sắt ảnh hưởng đến hương vị của đồ uống và gây ra những vết bẩn trên quần áo khi giặt, phụ kiện ống nước, bề mặt bể bơi và những thứ tương tự. Sự hình thành sắt không hòa tan gây khó khăn trong nhiều ứng dụng công nghiệp và ứng dụng nông nghiệp, chẳng hạn như tưới nhỏ giọt. Trong ngành công nghiệp, muối sắt xuất hiện thông qua hiện tượng ăn mòn của thiết bị, và từ các quá trình công nghiệp.
Máy đo hàm lượng sắt trong nước nhằm xác định hàm lượng sắt để giám sát nước tự nhiên và nước uống, sự ăn mòn trong công nghiệp và để kiểm tra nước và nước thải.
Hình ảnh máy đo hàm lượng sắt trong nước
Phương pháp khử sắt trong nước ngầm
-Trong nước ngầm sắt thường tồn tại ở dạng ion, sắt có hoá trị 2 (Fe 2+) là thành phần của các muối hoà tan như: Fe(HCO3)2; FeSO4…hàm lượng sắt có trong các nguồn nước ngầm thường cao và phân bố không đồng đều trong các lớp trầm tích dưới đất sâu. Nước có hàm lượng sắt cao, làm cho nước co mùi tanh và có màu vàng, gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng nước ăn uống sinh hoạt và sản xuất. Do đó, khi mà nước có hàm lượng sắt cao hơn giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn thì chúng ta phải tiến hành khử sắt.
Các hợp chất vô cơ của ion sắt hoá trị II:
- FeS, Fe(OH)2, FeCO3, Fe(HCO3)2, FeSO4, v.v…
Các hợp chất vô cơ của ion sắt hoá trị III:
- Fe(OH)3, FeCl3 …trong đó Fe(OH)3 là chất keo tụ, dễ dàng lắng đọng trong các bể lắng và bể lọc. Vì thế các hợp chất vô cơ của sắt hoà tan trong nước hoàn toàn có thể xử lý bằng phương pháp lý học: làm thoáng lấy oxy của không khí để oxy hoá sắt hoá trị II th ành sắt hoá trị III và cho quá trình thuỷ phân, keo tụ Fe(OH)3 xảy ra hoàn toàn trong các bể lắng, bể lọc tiếp xúc và các bể lọc
Các phức chất vô cơ của ion sắt với silicat, photphat FeSiO(O H)3 +3)
- Các phức chất hữu cơ của ion sắt với axit humic, funvic,…
- Các ion sắt hoà tan Fe(OH)+, Fe(OH)3 tồn tại tuỳ thuộc vào giá trị thế oxy hoá khử và pH của môi trường.
- Các loại phức chất và hỗn hợp các ion hoà tan của sắt không thể khử bằng phương pháp lý học thông thường, mà phải kết hợp với phương pháp hoá học. Muốn khử sắt ở dạng này phải cho thêm vào nước các chất oxy hoá như: Cl-, KMnO4, Ozone, đã phá vỡ liên kết và oxy hoá ion sắt thànhion hoá trị III hoặc cho vào nước các chất keo tụ FeCl 3 , Al(SO4)3 và kiềm hoá để có giá trị pH thích hợp cho quá tr ình đồng keo tụ các loại keo sắt và phèn xảy ra triệt để trong các bể lắng, bể lọc tiếp xúc và bể lọc trong.
Hình ảnh máy đo hàm lượng sắt trong nước
Quy trình hiệu chuẩn máy đo hàm lượng sắt trong nước
Bước 1: Kiểm tra bên ngoài
Kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau đây:
+ Kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo với các yêu cầu quy định trong tài liệu kỹ thuật và ghi các thông tin về tên, nhãn hiệu, kiểu /loại, số hiệu, chỉ thị của phương tiện đo, phạm vi hoạt động, độ phân giải, của nhà sản xuất.
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
Kiểm tra kỹ thuật theo các yêu cầu sau đây:
+ Bộ phận chỉ thị hoạt động ổn định, không có hiện tượng thay đổi đột ngột, biến động, các số hiển thị phải rõ nét, không bị mờ hoặc mất nét.
Bước 3: Kiểm tra đo lường
Máy đo hàm lượng sắt trong nước được kiểm tra đo lường theo trình tự các nội dung, phương pháp và các yêu cầu sau đây:
- Kiểm tra điểm “0”
- Kiểm tra sai số
- Tính toán độ không đảm bảo đo
Bước 4: Xử lý kết quả
- Thiết bị sau khi hiệu chuẩn được dán tem, cấp giấy chứng nhận kết quả hiệu chuẩn.
- Chu kỳ hiệu chuẩn được khuyến nghị là 1 năm.
Quý khách có nhu cầu kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị, vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
Trung tâm Kiểm định Hiệu chuẩn Vùng 3
Địa chỉ: Số 69, đường số 8, phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM
Văn phòng GD và phòng thí nghiệm: Đường DX17, Phú Thọ, Phú Chánh, TX. Tân Uyên, Bình Dương.
Điện thoại (028) 9999 0979 - Email: kd@kiemdinhvung3.com
Ms. Thư - 0916 620 738 - Email: ntathu@kiemdinhvung3.com