Hình ảnh phòng sạch
Như vậy, phòng sạch là một phòng kín mà trong đó, lượng bụi trong không khí, được hạn chế ở mức thấp nhất nhằm tránh gây bẩn cho các quá trình nghiên cứu, chế tạo và sản xuất. Đồng thời, nhiệt độ, áp suất và độ ẩm của không khí cũng được khống chế và điều khiển để có lợi nhất cho các quá trình trên. Ngoài ra, phòng còn được đảm bảo vô trùng, không có các khí độc hại đúng theo nghĩa "sạch" của nó.
Tiêu chuẩn phòng sạch? (**)
Tiêu chuẩn đầu tiên của phòng sạch là hàm lượng bụi, tức là hàm lượng các hạt bụi lơ lửng trong không khí được khống chế đến mức nào (tất nhiên là bụi bám càng phải làm sạch rồi). Nếu ta so sánh một cách hình tượng, đường kính sợi tóc người vào cỡ 100 μm, hạt bụi trong phòng có thể có đường kính từ 0,5 đến 50 μm (xem hình ảnh so sánh).
Các tiêu chuẩn về phòng sạch lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1963 ở Mỹ, và hiện nay đã trở thành các tiêu chuẩn chung cho thế giới. Đó là các tiêu chuẩn quy định lượng hạt bụi trong một đơn vị thể tích không khí. Người ta chia thành các tầm kích cỡ bụi và loại phòng được xác định bởi số hạt bụi có kích thước lớn hơn 0,5 μm trên một thể tích là 1 foot khối (ft3) không khí trong phòng.
a) Tiêu chuẩn Federal Standard 209 (1963)
Tiêu chuẩn này lần đầu tiên được quy định vào năm 1963 (có tên là 209), và sau đó liên tục được cải tiến, hoàn thiện thành các phiên bản 209 A (1966), 290 B (1973),…cho đến 209 E (1992).
Bảng 1. Giới hạn bụi trong tiêu chuẩn 209 (1963)
(*) chỉ số - là không xác định
b) Tiêu chuẩn Federal Standard 209 E (1992)
Tiêu chuẩn này xác định hàm lượng bụi lửng trong không khí theo đơn vị chuẩn (đơn vị thể tích không khí là m3). Sự phân loại phòng sạch được xác định theo thang loga của hàm lượng bụi có đường kính lớn hơn 0,5 μm. Dưới đây là bảng tiêu chuẩn FS 209 E.
Bảng 2. Giới hạn bụi trong tiêu chuẩn 209 E (1992)
c) Tiêu chuẩn ISO 14644-1
Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (International Standards Organization - ISO) đã quy định các tiêu chuẩn về phòng sạch tiêu chuẩn quốc tế. Tiêu chuẩn ISO 14644-1 được phát hành năm 1999 có tên "Phân loại độ sạch không khí" (Classification of Air Cleanliness). Các loại phòng sạch được quy định dựa trên biểu thức:
Trong đó:
Cn là hàm lượng cho phép tối đa (tính bằng số hạt/m3) của bụi lửng không khí lớn hơn hoặc bằng kích thước xem xét.
N là chỉ số phân loại ISO, không vượt quá 9 và chỉ số cho phép nhỏ nhất là 0,1
D là đường kính hạt tính theo μm
0,1 ở đây là hằng số với thứ nguyên là μm.
Như vậy, có thể dễ dàng xác định các giới hạn hàm lượng bụi từ công thức trên và dễ dàng phân loại từng cấp phòng sạch (Bảng 3).
Bảng 3. Các giới hạn hàm lượng bụi trong tiêu chuẩn ISO 14644-1
Cần chú ý rằng, mức độ nhiễm bẩn không khí trong phòng còn phụ thuộc vào các hạt bụi sinh ra trong các hoạt động trong phòng, chứ không chỉ là con số cố định của phòng. Chính vì thế, trong các tiêu chuẩn của phòng, luôn đòi hỏi các hệ thống làm sạch liên hoàn và còn quy định về quy mô phòng và số người, số hoạt động khả dĩ trong phòng sạch.
Ngoài các tiêu chuẩn này, mỗi ngành còn có thể có thêm các đòi hỏi riêng cho mình, ví dụ như làm về công nghiệp vi mạch bán dẫn đòi hỏi khác với ngành y, khác với ngành dược,...Ta nhớ là công nghiệp bán dẫn thao tác với các phần tử vật liệu tới cỡ micron, vì thế mà yêu cầu rất khắt khe về hàm lượng bụi nhỏ, trong khi ngành y tế lại đòi hỏi cao về mức độ sạch và điều hòa không khí nhằm chống nhiễm khuẩn,…
(**) Bài viết có sử dụng và tham khảo một số tài liệu:
- Ngô Đức Thế, G12 8QQ, UK – Sơ lược về phòng sạch
- W. Whyte, A short course on cleanroom technology: Fundamentals of design, testing and operation (Handout of University of Glasgow), Glasgow, 2006.
- W. Whyte, Clean room Technology: Fundamentals of design, testing and operating a room, John Wiley and Sons Inc., (2001)
Quy trình thử nghiệm, đánh giá phòng sạch được Trung tâm Kiểm định Hiệu chuẩn Vùng 3 thực hiện dựa trên tiêu chuẩn công bố áp dụng của đơn vị sử dụng và dựa trên tính pháp lý do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp giấy phép hoạt động với mã số ĐK 459 (xem giấy phép).
Quý tổ chức, cá nhân có nhu cầu thử nghiệm phòng sạch, tủ an toàn sinh học, tủ thao tác PCR, tủ cấy vi sinh hoặc tư vấn dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm thiết bị đo lường, thiết bị an toàn lao động, an toàn bức xạ, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua địa chỉ:
Số 69, đường số 8, Phường An Khánh, Tp.Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh
VPGD và Phòng thí nghiệm: Đường DX17, Phú Thọ, Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương
Số điện thoại: (0274)3 868 738 – (028)9999 0979
Chân thành cảm ơn sự quan tâm của Quý khách./.