KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN LĨNH VỰC HÓA LÝ

Quy trình hiệu chuẩn máy đo nồng độ clo dư
   Clo là một thành phần của muối kết hợp với các hợp chất khác. Ở nhiệt độ, áp suất tiêu chuẩn chất này có dạng Cl2. Ở thượng tầng khí quyển, clo chứa phân tử chlorofluorocarbons, ký hiệu CFC, là chất gây hại tầng ozon.
   Máy đo nồng độ Clo dư là một trong những loại thiết bị đo chuyên dùng để kiểm tra hàm lượng chất Clo dư trong nước. Thường được ứng dụng trong các lĩnh vực:
- Trong lĩnh vực y học: sát trùng vết thương, gây mê.
- Trong hóa học: dùng cho nước sơn, chất hòa tan, chất tạo bọt, thuốc trừ sâu, hóa chất chống đông,…
- Trong nông nghiệp: dùng để tẩy trùng ao hồ, diệt vi khuẩn trong môi trường nước, oxy hóa các vật chất hữu cơ và mầm bệnh trong sản xuất giống vật nuôi.
Máy đo nồng độ clo dư
Hình ảnh máy đo nồng độ clo dư
Clo dư trong nước nồng độ bao nhiêu là an toàn?
   Dưới đây là tiêu chuẩn nồng độ Clo dư trong nước đối với nước uống, nước sinh hoạt, nước bể bơi mà bạn đọc có thể tham khảo:
Đối với nước ăn uống – sinh hoạt
   Chất clo dư trong nguồn nước sinh hoạt là dạng clo có sẵn, hóa chất được thêm vào nước nhằm khử trùng và vô hiệu hóa các loại vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh trong nước. Theo quy định OCVN01:2009/BYT thì hàm lượng clo dư được phép trong nước sinh hoạt ăn uống là 0,3 – 0,5 ppm. Nhưng trên thực tế thì hàm lượng Clo ở trong nước máy tại Việt Nam thường cao hơn mức quy định khá nhiều.
Đối với nước bể bơi
   Clo dư trong nguồn nước hồ bơi được hiểu là lượng clo sẵn có để khử trùng, xử lý nước bể. Đồng thời chất này dùng để oxi các loại chất hữu cơ, loại bỏ rong rêu, cần bằng pH, tiêu diệt tảo, vi khuẩn, vi sinh vật gây hại,…Hàm lượng clo dư đạt chuẩn trong nguồn nước bể bơi là 1-3 ppm.
máy đo clo dư
Hình ảnh máy đo nồng độ clo dư
Phân biệt Clo dư – Clo tổng và Clo kết hợp
   Khi cho hóa chất clo vào nước, chúng sẽ phản ứng với chất hữu cơ và kim loại có trong nước. Tiếp theo là ức chế, tiêu diệt vi sinh vật, virut, vi khuẩn gây bệnh.
– Lượng Clo vừa đủ để phản ứng hết với các vật liệu hữu cơ, kim loại và tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn là Clo nhu cầu.
– Clo kết hợp là lượng clo đã phản ứng với các vật liệu hữu cơ, kim loại và các phân tử hữu cơ chứa amoniac để tạo thành các chất khử trùng yếu hoặc không có sẵn để khử trùng.
– Clo tổng là lượng clo cần thiết để đáp ứng nhu cầu và thêm một lượng Clo dư để ngăn chặn sử tái nhiễm của vi khuẩn trong quá trình lưu trữ trước khi sử dụng đối với nước sinh hoạt và khử trùng để xử lý nước đối với bể bơi.
Tác hại của Clo dư trong nước đối với sức khỏe
   Clo là hóa chất không thể thiếu trong quá trình xử lý nước sạch. Ở trên đã phân tích đây là chất có tính độc cao. Vì vậy việc sử dụng nước uống có chất này tồn đọng sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Khi sử dụng nước uống có hàm lượng Clo cao hơn mức tiểu chuẩn là >0,5mg/l sẽ gây độc cho người sử dụng
   Trong nước khi có lượng clo dư bạn sẽ dễ dàng nhận thấy nước có mùi khó chịu và vị khó uống. Đây là chất oxi hóa mạnh nên Clo có thể gây ra nhiều trường hợp có các triệu chứng khác nhau. Dựa theo hàm lượng clo trong nước uống và thời gian sử dụng, cơ địa của từng người sẽ khác nhau. Một số dấu hiệu cơ thể người dùng sẽ gặp phải như khó thở, ho, tức ngực, chóng mặt,….Nghiêm trọng hơn khi sử dụng nước chứa clo vượt mức cho phép sẽ gây ra nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Quy trình hiệu chuẩn máy đo clo dư
Bước 1: Kiểm tra bên ngoài
Kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau đây:
+ Kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo với các yêu cầu quy định trong tài liệu kỹ thuật và ghi các thông tin về tên, nhãn hiệu, kiểu /loại, số hiệu, chỉ thị của phương tiện đo, phạm vi hoạt động, độ phân giải, của nhà sản xuất.
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
Kiểm tra kỹ thuật theo các yêu cầu sau đây:
+ Bộ phận chỉ thị hoạt động ổn định, không có hiện tượng thay đổi đột ngột, biến động, các số hiển thị phải rõ nét, không bị mờ hoặc mất nét.
Bước 3: Kiểm tra đo lường
Máy đo nồng độ clo dư được kiểm tra đo lường theo trình tự các nội dung, phương pháp và các yêu cầu sau đây:
- Kiểm tra điểm “0”
- Kiểm tra sai số
- Tính toán độ không đảm bảo đo
Bước 4: Xử lý kết quả
- Thiết bị sau khi hiệu chuẩn được dán tem, cấp giấy chứng nhận kết quả hiệu chuẩn.
- Chu kỳ hiệu chuẩn được khuyến nghị là 1 năm.
 

Quý khách có nhu cầu kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị, vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
Trung tâm Kiểm định Hiệu chuẩn Vùng 3
Địa chỉ: Số 69, đường số 8, phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM
Văn phòng GD và phòng thí nghiệm: Đường DX17, Phú Thọ, Phú Chánh, TX. Tân Uyên, Bình Dương.
Điện thoại (028) 9999 0979 - Email: kd@kiemdinhvung3.com
Ms. Thư - 0916 620 738 - Email: ntathu@kiemdinhvung3.com
DỊCH VỤ
TIN TỨC NỔI BẬT
  |  
LIÊN HỆ
Địa chỉ: Số 69, Đường số 8, Phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Phòng thí nghiệm: Đường DX17, Kp. Phú Thọ, P. Phú Chánh, TX. Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Số điện thoại: (028) 9999 0979
Địa chỉ email: kd@kiemdinhvung3.com
 
  • Bùi Thị Hương
    0917712738
    Phòng kinh doanh
  • Nguyễn Thị Anh Thư
    0916620738
    Phòng kinh doanh
  • Lê Thị Hồng Hương
    0909711460
    Phòng kinh doanh
  • Nguyễn Thị Thu Thảo
    0812610738
    Phòng kinh doanh
  • Hoàng Bảo Trung
    0819620738
    Phòng Kinh Doanh