TIN TỨC

Lưu ý tính pháp lý khi “kiểm định van an toàn” cho doanh nghiệp
    Hiện nay, có rất nhiều đơn vị làm dịch vụ kiểm định sử dụng “không kiểm soát” các từ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm máy, thiết bị, phương tiện đo, đặc biệt có một số đơn vị “thích” máy, thiết bị, phương tiện nào thì dán tem kiểm định mà không biết làm đúng hay sai, dẫn tới kiểm định loạn xạ và sai quy định pháp luật. Từ đó làm cho cá nhân, tổ chức sử dụng máy, thiết bị, phương tiện đo hoang mang không biết chọn “hình thức kiểm soát nào là phù hợp và đúng quy định pháp luật”, trong phạm vi bài viết này, chúng ta cùng phân tích thuật ngữ kiểm định van an toàn mà một số đơn vị làm dịch vụ hay dùng là đúng hay sai?
Kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo là gì? Kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm máy, thiết bị, phương tiện đo (gọi chung cho các ngành) là gì?
    Việc quản lý máy móc, thiết bị, vật tư, phương tiện đo được Chính phủ phân chia cho nhiều Bộ, ngành, việc phân chia này được thực hiện dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của từng Bộ, ngành trong Bộ máy Chính phủ.
    Ví dụ phân chia quản lý thiết bị của một số Bộ sau:
  • Phương tiện đo, chuẩn đo lường được quản lý bởi Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
  • Thiết bị bức xạ, thiết bị X quang được quản lý bởi Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân.
  • Máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động quản lý bởi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thông qua Cục An toàn lao động.
  • Trang thiết bị y tế được quản lý bởi Bộ Y tế thông qua Vụ trang thiết bị và công trình y tế.
    Trên cơ sở phân chia nhiệm vụ quản lý, các Bộ, ngành tham mưu Quốc hội, Chính phủ ban hành các Luật, Nghị định hoặc ban hành các Thông tư hướng dẫn chi tiết. Một số văn bản điển hình có thể kể ra như:
  • Luật đo lường; Luật năng lượng nguyên tử; Luật an toàn vệ sinh lao động
  • Thông tư 07/2019/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2
  • Thông tư số 27/2010/TT-BKHCN hướng dẫn về đo lường bức xạ, hạt nhân và xây dựng, quản lý mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
  • Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
  • Thông tư 33/2020/TT-BYT quy định danh mục trang thiết bị y tế phải kiểm định an toàn và tính năng kỹ thuật
Theo Luật đo lường:
- Kiểm định là hoạt động đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo yêu cầu kỹ thuật đo lường.
- Hiệu chuẩn là hoạt động xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo.
- Thử nghiệm là việc xác định một hoặc một số đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo, chuẩn đo lường.
    Như vậy, bản chất chúng ta có thể thấy rằng:
Kiểm định đo lường có các đặc trưng:
- Mang tính pháp quy, bắt buộc
- Quy trình để kiểm định viên kiểm định là các đo lường Việt Nam.
- Thực hiện bởi các kiểm định viên thuộc các tổ chức kiểm định được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định.
- Kết quả đầu ra của quá trình kiểm định là “đạt hoặc không đạt” (đa phần là không quy định công bố sai số cho khách hàng). Nếu phương tiện đo đạt thì tổ chức, cá nhân được phép sử dụng, không đạt không được phép sử dụng.
Hiệu chuẩn có các đặc trưng:
- Mang tính tự nguyện
- Quy trình để hiệu chuẩn viên thực hiện có thể là các đo lường Việt Nam hoặc các tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn Quốc tế hoặc tiêu chuẩn nội bộ do đơn vị hiệu chuẩn ban hành.
- Thực hiện bởi các hiệu chuẩn viên thuộc các tổ chức hiệu chuẩn được được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
- Kết quả đầu ra của quá trình hiệu chuẩn là xác lập “mối tương quan” giữa phương tiện đo với chuẩn và “công bố” sai số đó cho khách hàng, hay nói nôn na theo nghĩa đen là ở các vị trí đo, mức đo thì phương tiện đo “sai lệch” như thế nào so với chuẩn. Dựa vào sự “sai lệch” này mà tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện đo “bù trừ” sao cho hợp lý.
 
Thử nghiệm có các đặc trưng:
- Mang tính tự nguyện
- Quy trình để thử nghiệm viên thực hiện có thể là các đo lường Việt Nam hoặc các tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn Quốc tế hoặc tiêu chuẩn nội bộ do đơn vị thử nghiệm ban hành.
- Thực hiện bởi các thử nghiệm viên thuộc các tổ chức thử nghiệm được được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
- Kết quả đầu ra của quá trình thử nghiệm là xác định được “một hoặc một số đặc tính kỹ thuật” của thiết bị, phương tiện đo và công bố kết quả đo đó cho khách hàng. Dựa vào kết quả này mà tổ chức, cá nhân sử dụng “đối chiếu với các quy định” để quyết định sử dụng sao cho phù hợp.
    Tuy nhiên, không phải phương tiện đo nào cũng thuộc diện phải kiểm định, để hiểu rõ chúng ta nghiên cứu Điều 16, Luật Đo lường như sau:
1. Phương tiện đo được sử dụng trong nghiên cứu khoa học, điều khiển, điều chỉnh quy trình công nghệ, kiểm soát chất lượng trong sản xuất hoặc các mục đích khác không quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi là phương tiện đo nhóm 1) được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân công bố.
2. Phương tiện đo được sử dụng để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác (sau đây gọi là phương tiện đo nhóm 2) thuộc Danh mục phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng.
    Có nghĩa rằng, một phương tiện đo thuộc diện kiểm định khi chỉ khi “đáp ứng đủ 03 điều kiện”:
  • Phương tiện đó phải nằm trong danh mục bắt buộc kiểm định (ví dụ cột đo xăng dầu là phương tiện đo nằm trong danh mục tại Thông tư 07/2019/TT-BKHCN).
  • Có quy trình kiểm định là đo lường Việt Nam. Ví dụ ĐLVN 08:2011 - Áp kế lò xo - Quy trình kiểm định (do Nhà nước ban hành).
  • Phương tiện đo được sử dụng để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác (cột đo xăng dầu thuộc đối tượng dịch vụ trong mua bán).
    Như vậy, nghiên cứu một số văn bản về quản lý thiết bị các ngành như Luật đo lường, Luật năng lượng nguyên tử, Luật an toàn vệ sinh lao động, Thông tư 07/2019/TT-BKHCN, Thông tư số 27/2010/TT-BKHCN, Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH, Thông tư 33/2020/TT-BYT,…chúng ta có thể rút ra một số định nghĩa kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm một cách “tổng quan” sau:
    - Kiểm định là hoạt động “đánh giá” các đặc tính kỹ thuật của máy, thiết bị, phương tiện đo theo yêu cầu của văn bản pháp lý do Nhà nước ban hành. Văn bản pháp lý này có thể là đo lường Việt Nam hoặc Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia hoặc các tiêu chuẩn Việt Nam được viện dẫn trong các văn bản pháp quy. Kiểm định mang tính chất bắt buộc, việc kiểm định chỉ được thực hiện bởi các kiểm định viên thuộc các tổ chức do Cơ quan có thẩm quyền chỉ định. Cũng lưu ý thêm, một máy, thiết bị, phương tiện đo thuộc diện kiểm định chỉ khi đáp ứng “đủ 03 điều kiện”:
+ Máy, thiết bị, phương tiện đó phải nằm trong danh mục bắt buộc kiểm định (thuộc Nghị định, Thông tư nào đó)
+ Có quy trình kiểm định (do Nhà nước ban hành).
+ Máy, thiết bị, phương tiện đo được sử dụng để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác.
    - Hiệu chuẩn là hoạt động “xác định, thiết lập mối quan hệ” giữa giá trị đo của chuẩn đo, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo. Hiệu chuẩn mang tính tự nguyện, quy trình hiệu chuẩn có thể là các đo lường Việt Nam hoặc các tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn Quốc tế hoặc tiêu chuẩn nội bộ do đơn vị hiệu chuẩn ban hành. Hiệu chuẩn được thực hiện bởi các hiệu chuẩn viên thuộc các tổ chức hiệu chuẩn được được Cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
    - Thử nghiệm là việc “xác định một hoặc một số đặc tính kỹ thuật” của máy, thiết bị, vật tư, phương tiện đo. Thử nghiệm mang tính tự nguyện, quy trình thử nghiệm có thể là các đo lường Việt Nam hoặc các tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn Quốc tế hoặc tiêu chuẩn nội bộ do đơn vị thử nghiệm ban hành. Thử nghiệm được thực hiện bởi các thử nghiệm viên thuộc các tổ chức thử nghiệm được Cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
kiểm định van an toàn
Hình ảnh van an toàn được kiểm tra, thử nghiệm và được niêm chì
 
    Qua phân tích, chúng ta đối chiếu thuật ngữ “kiểm định van an toàn” là đúng hay sai: Xem xét tính đáp ứng “đủ 03 điều kiện:
- Máy, thiết bị, phương tiện đó phải nằm trong danh mục bắt buộc kiểm định: Không đáp ứng
- Có quy trình kiểm định (do Nhà nước ban hành): Không đáp ứng
- Máy, thiết bị, phương tiện đo được sử dụng để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác: Đáp ứng.
    Kết luận: Như vậy thuật ngữ “kiểm định van an toàn” là sai và đơn vị thực hiện kiểm định van an toàn là không đúng quy định pháp luật. Đặc biệt, tờ giấy chứng nhận kiểm định van an toàn cấp cho doanh nghiệp là hoàn toàn không có giá trị.
    Trung tâm Kiểm định Hiệu chuẩn Vùng 3 là đơn vị được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp phép hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo và thiết bị trong đó có hoạt động kiểm tra, thử nghiệm van an toàn, mã số hoạt động của Trung tâm là ĐK459 >>Xem giấy phép hoạt động<<
Quý tổ chức, cá nhân có nhu cầu tư vấn hoặc thực hiện dịch vụ trực tiếp liên hệ để được hỗ trợ.
Trung tâm Kiểm định Hiệu chuẩn Vùng 3
Địa chỉ: 69, Đường số 8, phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
VpGD và phòng thí nghiệm: đường DX 17, Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương
Số điện thoại: (0274)3 868 738 – (028)9999 0979
Email: kd@kiemdinhvung3.com

CÁC TIN KHÁC:
DỊCH VỤ
TIN TỨC NỔI BẬT
  |  
LIÊN HỆ
Địa chỉ: Số 69, Đường số 8, Phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Phòng thí nghiệm: Đường DX17, Kp. Phú Thọ, P. Phú Chánh, TX. Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Số điện thoại: (028) 9999 0979
Địa chỉ email: kd@kiemdinhvung3.com
 
  • Bùi Thị Hương
    0917712738
    Phòng kinh doanh
  • Nguyễn Thị Anh Thư
    0916620738
    Phòng kinh doanh
  • Lê Thị Hồng Hương
    0909711460
    Phòng kinh doanh
  • Nguyễn Thị Thu Thảo
    0812610738
    Phòng kinh doanh
  • Hoàng Bảo Trung
    0819620738
    Phòng Kinh Doanh