Máy đo lưu biến là gì?
Máy lưu biến là máy chuyên dùng để đo lường sự biến dạng (độ bám dính và tính đàn hồi) và dòng chảy của vật liệu, sử dụng hệ thống điều khiển nhiệt xử lý siêu chính xác có thể nâng cao tốc độ phản ứng nhiệt độ, hệ thống đo lường mômen xoắn có độ chính xác cao, màn hình cảm ứng dễ dàng thao tác có thể làm việc độc lập hoặc có thể kết nối với phần mềm máy tính.
Hiện nay, trên thị trường có 3 loại lưu biến được sử dụng:
- Lưu biến mao quản
- Lưu biến có rotor (ODR: Oscillating Disc Rheometer)
- Lưu biến không có rotor (MDR: Moving Die Rheometer)
Nguyên lý hoạt động của máy đo lưu biến?
Loại mao quản
Máy đo lưu biến mao quản là thiết bị dùng trong phòng thí nghiệp, được đo theo phương pháp “piston-die”. Thiết bị gồm: barrel, pistion, khuôn lỗ đột được lắp đặt cố định bên trong barrel, bộ đo cảm biến áp suất, cảm biến lực. Mẫu đo được cho vào buồng thử sau khi được gia nhiệt, sau đó piston đã được lắp với bộ cảm biên lực và đùn vật liệu qua lỗ đột với một tốc độ đã được chỉ định trước. Tại vị trí trên lỗ đột, thiết bị cảm biến sẽ đo giá trị áp suất chảy và bắt đầu thực hiện giá trị độ nhớt.
Máy đo lưu biến dạng mao quản
Loại có rotor
Mẫu vật liệu được đóng kín trong một khuôn được gia nhiệt ở nhiệt độ nhất định, trong đó có 1 rotor lắc qua lại ở một góc nhất định (thông thường là ±1o) ở tần số 1.67Hz (100 chu kỳ/phút). Lực cắt tác động lên rotor sẽ được đo và ghi trên một biểu đồ hoặc dữ liệu được truyền đến một máy vi tính để xử lý.
Loại MDR nguyên tắc hoạt động giống như ODR, chỉ khác là mặt khuôn dưới được kết hợp luôn với mặt rotor, vì vậy thể tích buồng mẫu nhỏ hơn nhiều, tốc độ gia nhiệt nhanh hơn nên kết quả đo chính xác hơn.
Rheometer được sử dụng rộng rãi trong việc khảo sát tính chất của hỗn hợp cao su sau cán luyện
Máy đo lưu biến loại có rotor
Loại không có rotor
Máy được phối một bộ khuôn gồm khuôn trên và khuôn dưới, đặt mẫu vật liệu thử nghiệm chưa gia công lưu hóa vào, giữ áp suất và nhiệt độ để cho trong khuôn thử nghiệm được ở trạng thái gần như là niêm phong niêm kín, trong đó có một khuôn với tần suất và góc độ rung tiến hành rung động lắc động, sự rung động của thân khuôn sẽ tác động lực ứng cắt xé lên mẫu thử, khi đó, mẫu thử sẽ tác động ngược trở lại lên thân khuôn (Tức là mômen xoắn), lực mạnh hay nhỏ phụ thuộc vào hệ số cứng của nhựa cao su tại thời điểm đó (Hệ số trượt), trong quá trình lưu hóa, sự biến dạng của mẫu thử nghiệm sẽ ngày càng nghiêm trọng và rõ rệt, hệ thống sẽ ghi nhận lại sự thay đổi biến hóa trong quá trình thử nghiệm, có thể thấy được đồ thị bản vẽ đường cong mô men xoắn tại thời gian tương ứng, đó chính là đồ thị đường cong lưu hóa, đối với nhiệt độ thử nghiệm và đặc điểm của cao su khác nhau, sẽ có đồ thị khác nhau.
Máy đo lưu biến loại không có rotor
Quy trình hiệu chuẩn máy đo lưu biến
Quá trình hiệu chuẩn máy lưu biến lần lượt tiến hành các phép hiệu chuẩn sau:
Bước 1. Chuẩn bị hiệu chuẩn
- Trước khi tiến hành hiệu chuẩn, vệ sinh sạch giữa khuôn trên và khuôn dưới và giữ thiết bị trong điều kiện môi trường thường hoạt động.
Bước 2. Kiểm tra bên ngoài
- Kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau đây: Kiểm tra sự phù hợp của PTĐ với các yêu cầu quy định trong tài liệu kỹ thuật và ghi các thông tin về tên, nhãn hiệu, kiểu/loại, số hiệu, chỉ thị của phương tiện đo, phạm vi hoạt động, độ phân giải của nhà sản xuất.
Bước 3. Kiểm tra kỹ thuật
- Kiểm tra kỹ thuật theo các yêu cầu sau đây: Bộ phận chỉ thị nhiệt độ hoạt động ổn định, không có hiện tượng thay đổi đột ngột, biến động, các số hiển thị phải rõ nét, không bị mờ hoặc mất nét.
Bước 4. Kiểm tra đo lường
Máy lưu biến được kiểm tra đo lường theo trình tự các nội dung, phương pháp và các yêu cầu sau đây:
- Kiểm tra sai số nhiệt độ dựa trên bộ hiển thị trên máy và chuẩn đo nhiệt độ
- Tính toán độ không đảm bảo đo
Bước 5. Xử lý kết quả
- Máy đo lưu biến đạt tất cả các yêu cầu kiểm tra được dán tem hiệu chuẩn và cấp giấy chứng nhận hiệu chuẩn.
- Chu kỳ hiệu chuẩn được khuyến nghị là 1 năm.
Trung tâm Kiểm định Hiệu chuẩn Vùng 3 là đơn vị do Sở Khoa học và Công nghệ Tp HCM ký chứng nhận hoạt động, đơn vị có trụ sở tại số 69, đường số 8, phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM. Phòng thí nghiệm được đầu tư quy mô hiện đại, đồng bộ cạnh khu hành chính tập trung Thành phố mới tỉnh Bình Dương. Trung tâm được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp phép kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm máy, thiết bị, phương tiện đo trong đó có hiệu chuẩn máy đo lưu biến và đặc biệt được Cục An toàn lao động thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Quý khách có nhu cầu kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị, vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
Trung tâm Kiểm định Hiệu chuẩn Vùng 3
Địa chỉ: Số 69, đường số 8, phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM
Văn phòng GD và phòng thí nghiệm: Đường DX17, Phú Thọ, Phú Chánh, TX. Tân Uyên, Bình Dương.
Điện thoại (028) 9999 0979 - Email: kd@kiemdinhvung3.com