Máy đo độ dẫn điện là gì ?
Máy đo độ dẫn điện (EC) là thiết bị dùng để đo độ dẫn EC. Cụ thể, thiết bị này dùng để đo công suất của ion trong dung dịch mang dòng điện.
Hình ảnh máy đo độ dẫn điện
Nguyên lý hoạt động của máy đo độ dẫn điện
Máy đo độ dẫn điện thực hiện đo chỉ số độ dẫn điện thông qua việc đo hiệu điện thế giữa hai chân của điện cực: Máy đặt một điện áp xoay chiều trong dung dịch, điều này tạo ra một dòng điện phụ thuộc vào khả năng dẫn điện của dung dịch. Máy sẽ đo dòng điện này để xác định được giá trị độ dẫn điện dựa theo công thức tính toán, tham chiếu của máy.
Đơn vị đo thường sử dụng là milliSiemens / cm (mS / cm) và microSiemens / cm (µS / cm).
Phân loại máy đo độ dẫn điện
Hiện nay, có 2 loại máy đo độ dẫn điện chính là: máy đo độ dẫn điện tiếp xúc và máy đo độ dẫn điện cảm ứng.
Máy đo độ dẫn điện tiếp xúc
- Với loại máy này, các điện cực đo độ dẫn điện tiếp xúc trực tiếp với dung dịch.Điện cực sử dụng điện áp xoay chiều, cho phép các ion trong dung dịch di chuyển qua lại giữa các điện cực, tạo ra một dòng điện được đo và
chuyển đổi thành phép đo độ dẫn điện.
- Ưu điểm của loại này là rất hiệu quả để đo các dung dịch có tính dẫn điện kém, có rất ít hạt rắn có thể tập trung xung quanh điện cực và tham gia vào việc đo lường. Ví dụ như đo nước tinh khiết,…
Máy đo độ dẫn điện cảm ứng
- Loại máy này được dùng để đo các dung dịch có độ dẫn điện cao hoặc dung dịch sẽ ăn mòn điện cực hay chứa lượng lớn hạt rắn.Cảm biến này sẽ sử dung hai cuộn dây bọc trong thân nhựa.
- Dòng điện khi chạy qua một cuộn dây sẽ tạo ra dòng điện chạy qua cuộn dây còn lại.
- Cường độ dòng điện gây ra phụ thuộc vào độ dẫn điện của dung dịch.
Hình ảnh máy đo độ dẫn điện
Ứng dụng máy đo độ dẫn điện
Máy đo độ dẫn điện được ứng dụng trong một số lĩnh vực sau:
- Đời sống thường ngày để đo nước uống, nước sinh hoạt, nước trong bể bơi...
- Lĩnh vực sản xuất và xử lý nước: để đảm bảo chất lượng nước, hiệu quả sản xuất.
- Nông nghiệp: kiểm tra nguồn nước tưới tiêu, nguồn nước trong các bể nuôi trồng thủy sản, giúp đảm bảo điều kiện môi trường cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng và vật nuôi.
- Công nghiệp sản xuất: đo EC và TDS trong các tháp làm mát, nồi hơi...
- Trong phòng thí nghiệm
Lưu ý khi bảo quản và sử dụng máy đo độ dẫn điện
- Máy đo độ dẫn điện cần được bảo quản nơi khô ráo, tránh nơi ẩm ướt, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
- Sau khi sử dụng xong cần vệ sinh máy sạch sẽ.
- Khi sử dụng phải tuân theo đúng chỉ dẫn để tránh làm hỏng máy hoặc làm ảnh hưởng đến kết quả đo.
Quy trình hiệu chuẩn máy đo độ dẫn điện
Để kiểm soát tốt chất lượng máy đo độ dẫn điện trong quá trình sử dụng, các chỉ tiêu kỹ thuật thường phải kiểm tra như sau:
- Kiểm tra độ ổn định
- Kiểm tra bù nhiệt.
- Kiểm tra thay đổi điện áp nguồn nuôi.
- Kiểm tra sai số
Quá trình hiệu chuẩn máy đo độ dẫn điện thực hiện 03 bước:
- Bước 1: Kiểm tra bên ngoài
- Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
- Bước 3: Kiểm tra đo lường
Xử lý kết quả
Máy chuẩn độ điện thế sau khi hiệu chuẩn được dán tem hiệu chuẩn và cấp giấy chứng nhận hiệu chuẩn.
Chu kỳ hiệu chuẩn khuyến nghị định kỳ là 1 năm.
Quý khách có nhu cầu kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm xin vui lòng liên hệ:
Trung tâm Kiểm định Hiệu chuẩn Vùng 3
Địa chỉ: Số 69, đường số 8, phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM
Văn phòng GD và phòng thí nghiệm: Đường DX17, Phú Thọ, Phú Chánh, TX. Tân Uyên, Bình Dương.