Quy trình kiểm định Máy vận thăng nâng hàng; máy vận thăng nâng hàng kèm người; máy vận thăng nâng người
Khái niệm về vận thăng
Vận thăng là thiết bị nâng hàng có bàn nâng, gàu hay sàn thao tác hoạt động theo phương thẳng đứng nhằm đưa hàng hoặc người lên các tầng nhà cao của công trình.
Phân loại vận thăng
Theo cấu tạo: chia làm 3 loại:
- Vận thăng tự do: Vận thăng tự do thích hợp với công trình có nhu cầu trọng lượng ít, chịu tải nhẹ, cấu tạo đơn giản, dễ dàng di chuyển, vận chuyển.
- Vận thăng dựa tường: Vận thăng dựa tường là thiết bị hoạt động thẳng đứng có cấu tạo đơn giản sử dụng để nâng hàng hóa vật liệu, người. Vận thăng dựa tường chỉ nâng được tải trọng tối đa 500 kg và chiều cao từ 9m đến 100m. Một hạn chế nữa là thiết bị chuyển động theo phương thẳng đứng nên hạn chế không gian phục vụ.
- Vận thăng lồng: Vận thăng lồng có thể tải từ 1 đến 2 tấn vật liệu, đáp ứng công trình xây dựng lớn. Vận thăng lồng có cấu tạo phức tạp, giá cả cao.
Theo phương thức nâng sàn: chia làm 2 loại:
-Vận thăng loại cáp kéo
-Vận thăng loại tự leo
Theo công dụng: chia làm 2 loại:
-Vận thăng chở hàng
-Vận thăng chở người và hàng
Nguyên lý hoạt động
Tời điện sẽ tạo ra Mô men lực để kéo dây cáp, dây cáp truyền lực kéo đến bộ phận nâng thông qua hệ thống ròng rọc. Bộ phận nâng sẽ nâng vật hay người đến độ cao yêu cầu. Khi vận thăng hoạt động, vách đứng và giá máy đóng vai trò là điểm tựa vững vàng giúp cho máy chịu tải trọng và giữ máy vận hành ổn định.
Cấu tạo chung
Về cơ bản, vận thăng có cấu tạo gồm các bộ phận như sau:
+ Tời điện: Là bộ phận phát động, tạo ra mômen để kéo cáp.
+ Ròng rọc: Đỡ dây cáp và dẫn hướng các dây cáp.
+ Bàn nâng: Đỡ hàng hoặc người, thông qua hệ thống dây cáp đưa hàng hoặc người đến độ cao cho cần thiết, nó có cơ cấu nâng nhờ các cơn lăn dưới trong rãnh trượt trên thân cột và được nâng hạ nhờ tời kéo, có thể là gàu, sàn có thể có hoặc không có vách che tùy vào loại vận thăng.
+ Cáp nâng: Truyền lực kéo từ thiết bị phát động sang bộ phận nâng thông qua các ròng rọc. Cáp nâng thường làm bằng các bó sợi thép nhỏ, để có khả năng chịu lực mà không bị đứt.
+ Giá máy: Là bộ phận truyền tải trọng của vật nâng xuống đất thông qua hệ thống chân đế gắn chặt với nền. Khi cần nâng cao độ cao vận chuyển, có thể tăng chiều cao của giá máy thông cao các đoạn nối ở giữa.
+ Thanh giằng: Khi chiều cao h>10m cột được kẹp với công trình bằng các thanh giằng ở nhiều điểm khác nhau để tăng tính ổn định
+ Vách đứng: Có vai trò như một điểm tựa, chịu tải trọng ngang phát sinh nếu có, giữ cho vận thăng được ổn định.
Tại sao phải kiểm định vận thăng
-
Đảm bảo an toàn cho người lao động trong quá trình sử dụng (tránh đứt, tuột cáp, rơi sàn, quá tải,…)
-
Các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng trong kiểm định vận thăng
TCVN 5206:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng;
TCVN 9358:2012, Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung;
TCVN 9385:2012, Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;
Quy trình kiểm định vận thăng nâng hàng – vận thăng nâng hàng kèm người
Khi kiểm định an toàn vận thăng, tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn phải thực hiện lần lượt theo các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật của vận thăng
Các hồ sơ sau cần được kiểm định viên xem xét:
+ Hồ sơ chế tạo, lý lịch vận thăng. Các bản vẽ cấu tạo và bản vẽ nguyên lý hoạt động
+ Hồ sơ xuất xưởng, hồ sơ lắp đặt, hoàn công.
+ Hồ sơ chứng nhận hợp quy của vận thăng
+ Biên bản và phiếu kết quả kiểm định lần trước
+ Các hồ sơ về thay thế, sửa chữa. Nhật ký vận hành, bảo trì
+ Hướng dẫn vận hành và xử lý sự cố
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
+ Kiểm tra tính đồng bộ, đầy đủ, sự phù hợp của các bộ phận, chi tiết vàthông số kỹ thuật của thiết bị so với hồ sơ, lý lịch của vận thăng;
+ Kiểm tra liên kết giữa thân tháp và móng;
+ Kiểm tra động cơ, hộp giảm tốc, tang cáp, phanh điện, khớp nối ...
+ Kiểm tra móc, cáp (xích), puly, trục và các chi tiết cố định trục ròng rọc
+ Kiểm tra bộ hãm an toàn
Bước 3: Thử nghiệm
Quá trình thử nghiệm chỉ thực hiện khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu.
+ Thử không tải: Vận hành vận thăng ở chế độ không tải để kiểm tra hoạt động của các bộ phận an toàn, tự động, các bộ phận chiếu sáng, tín hiệu...
+ Thử tải tĩnh theo 125% tải trọng định mức (125% SWL).
+ Thử tải động theo 110% tải trọng định mức (110% SWL).
+ Đánh giá tình trạng hoạt động của các cơ cấu an toàn, bảo hiểm của vận thăng sau khi thử nghiệm.
Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định vận thăng
+ Lập biên bản kiểm định vận thăng theo mẫu quy định
+ Lập biên bản kiến nghị, khắc phục (nếu có)
+ Dán tem kiểm định, thông qua biên bản kiểm tra và ban hành kết quả kiểm định nếu quá trình kiểm tra đạt yêu cầu.
Quý tổ chức, cá nhân có nhu cầu tư vấn kiểm định vận thăng, vui lòng liên hệ trực tiếp để được hỗ trợ.
Trung tâm Kiểm định hiệu chuẩn vùng 3
Địa chỉ: Số 69, đường số 8, phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM
Văn phòng GD và phòng thí nghiệm: Đường DX17, Phú Thọ, Phú Chánh, TX. Tân Uyên, Bình Dương.
Số điện thoại: (0274)3 868 738 – (028)9999 0979
Email: kd@kiemdinhvung3.com
Website: www.kiemdinhvung3.com