KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN LĨNH VỰC HÓA LÝ

Quy trình hiệu chuẩn máy đo nồng độ nitrat
   Máy đo nồng độ nitrat là thiết bị được dùng để đo nồng độ ion Nitrate (NO3-) trong nước, đất, rau củ quả… Được dùng nhiều trong nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, nuôi trồng, thủy sản,…
máy đo nồng độ nitrat
Hình ảnh máy đo nồng độ nitrat
Nguồn gốc phát sinh No3

 

- Nitrate (No3) được tạo thành tự nhiên từ nitơ trong lòng đất. Mà nitơ là chất khí chiếm nhiều nhất trong bầu khí quyển.
- Quá trình hình thành Nitrate là một giai đoạn không thể thiếu trong vòng tuần hoàn của nitơ trong tự nhiên. Thực phẩm và đồ uống hàng ngày của chúng ta cũng chưa một hàm lượng No3 tự nhiên và nếu hàm lượng No3 thấp thì không có hại cho sức khỏe. Cây cối hấp thụ No3 trong đất để lấy dưỡng chất và có thể sẽ tạo một dư lượng nhỏ trong lá và quả.
- No3 hình thành khi vi sinh vật chuyển hóa phân bón, phân hủy xác động thực vật. 
Tác hại của No3 đến sức khỏe con người 
  • Tuyệt đối không cho trẻ nhỏ uống nước hoặc ăn các loại thực phẩm có lượng nitrate vượt quá 10 mg/l No3-N. Bởi vì nếu vượt quá sẽ gây nên bệnh da xanh ở trẻ nhỏ.
  • Khi No3 hấp thụ vào máu, các hemoglobin (phương tiện chuyên chở ô xy trong máu) sẽ bị biến thành methemoglobin. Methemoglobin sẽ mất hoặc suy giảm chức năng vận chuyển Oxy, gây ra hiện tượng các tế bào (nhất là ở não) không đủ Oxy để hoạt động. Khác với người lớn, trong cơ thể trẻ em, Methemoglobin không thể chuyển hóa ngược thành hemoglobin, Khi não không đủ Oxy rất dễ dẫn đến tử vong.
  • Một người trưởng thành khỏe mạnh có thể chịu được một lượng No3 tương đối lớn mà không bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Một phần sẽ bị thải theo nước tiểu. Phần còn lại cơ thể sẽ hấp thụ dẫn đến mắc phải một số bệnh do sự hình thành của các Nitrosamines. N-nitrosamine là những tác nhân gây ung thư khi thí nghiệm trên động vật. Hiện chưa có các thí nghiệm trên cơ thể người để chứng tỏ Nitrate có thể gây ung thư hay không.
Quy trình hiệu chuẩn máy đo nồng độ nitrat
Bước 1: Kiểm tra bên ngoài
Kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau đây:
+ Kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo với các yêu cầu quy định trong tài liệu kỹ thuật và ghi các thông tin về tên, nhãn hiệu, kiểu /loại, số hiệu, chỉ thị của phương tiện đo, phạm vi hoạt động, độ phân giải, của nhà sản xuất.
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
Kiểm tra kỹ thuật theo các yêu cầu sau đây:
+ Bộ phận chỉ thị hoạt động ổn định, không có hiện tượng thay đổi đột ngột, biến động, các số hiển thị phải rõ nét, không bị mờ hoặc mất nét.
Bước 3: Kiểm tra đo lường
Máy đo nồng độ nitrat được kiểm tra đo lường theo trình tự các nội dung, phương pháp và các yêu cầu sau đây:
- Kiểm tra điểm “0”
- Kiểm tra sai số
- Tính toán độ không đảm bảo đo
Bước 4: Xử lý kết quả
- Thiết bị sau khi hiệu chuẩn được dán tem, cấp giấy chứng nhận kết quả hiệu chuẩn.
- Chu kỳ hiệu chuẩn được khuyến nghị là 1 năm.
 

Quý khách có nhu cầu kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị, vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
Trung tâm Kiểm định Hiệu chuẩn Vùng 3
Địa chỉ: Số 69, đường số 8, phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM
Văn phòng GD và phòng thí nghiệm: Đường DX17, Phú Thọ, Phú Chánh, TX. Tân Uyên, Bình Dương.
Điện thoại (028) 9999 0979 - Email: kd@kiemdinhvung3.com
Ms. Thư - 0916 620 738 - Email: ntathu@kiemdinhvung3.com
DỊCH VỤ
TIN TỨC NỔI BẬT
  |  
LIÊN HỆ
Địa chỉ: Số 69, Đường số 8, Phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Phòng thí nghiệm: Đường DX17, Kp. Phú Thọ, P. Phú Chánh, TX. Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Số điện thoại: (028) 9999 0979
Địa chỉ email: kd@kiemdinhvung3.com
 
  • Phạm Tuấn Khoa
    0917712738
    Phòng kinh doanh
  • Nguyễn Thị Anh Thư
    0916620738
    Phòng kinh doanh
  • Lê Thị Hồng Hương
    0909711460
    Phòng kinh doanh
  • Nguyễn Thị Thu Thảo
    0812610738
    Phòng kinh doanh
  • Phan Thị Loan
    0915845738
    Phòng Kinh doanh