TIN TỨC

Vai trò của hoạt động đo lường và một số biểu hiện bất cập hiện nay
   Ở khía cạnh một doanh nghiệp, sự phát triển của một nhà máy, một thương hiệu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có đóng góp không nhỏ của khoa học công nghệ nói chung và hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị đo lường (sau đây gọi là hoạt động đo lường) nói riêng, ngoài khía cạnh trên, chúng ta cũng thấy hoạt động đo lường đóng góp nhiều các mặt khác của đời sống xã hội như lĩnh vực y tế, sức khỏe cộng đồng, mua bán thương mại, thúc đầy hội nhập chuyển đổi số,…
 
   Tầm quan trọng của đo lường trong đời sống xã hội là không thể phủ nhận, điều này đã được khẳng định cách đây hơn 71 năm, ngày 20/01/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 08/SL quy định về đo lường hợp pháp của Việt Nam. Cùng với thời gian và sự phát triển của xã hội, hoạt động đo lường đóng góp ngày càng rộng và sâu hơn. Một số đóng góp có thể nêu ra như:
- Việc kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo bảo đảm độ chính xác của phương tiện đo, đảm bảo các phép đo trong mua bán thương mại như điện, dầu, khí, nước sạch, vàng bạc, đá quý, dịch vụ vận tải hành khách bằng taxi, dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ, đường sắt, đường hàng không,…
- Hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm về đo lường trực tiếp bảo đảm độ chính xác của các phương tiện đo, kết quả phép đo trong quan trắc môi trường, giúp các doanh nghiệp chủ động kiểm soát chất thải gây ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, bảo vệ môi trường
- Trong lĩnh vực y tế, trang thiết bị y tế có chức năng đo được kiểm định, hiệu chuẩn chính xác đã trực tiếp giúp bác sĩ, nhân viên y tế trong phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân
- Thông qua hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm về đo lường đã giúp các doanh nghiệp duy trì độ chính xác của các phương tiện đo, kết quả đo trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm giá thành, tăng cường sức cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp trên thị trường trong nước cũng như trong quá trình tham gia chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu. Điều đó cho thấy hoạt động đo lường đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời hỗ trợ đắc lực, làm tiền đề cho việc tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
- Ngoài ra, hoạt động đo lường phát triển đã góp phần cơ bản tạo thành ngành dịch vụ đo lường - điều khiển - tự động hóa. Chính dịch vụ này đã hỗ trợ, đáp ứng kịp thời với giá thành cạnh tranh cho doanh nghiệp sử dụng máy móc, thiết bị, công nghệ cao có hệ thống đo lường - điều khiển tiên tiến (doanh nghiệp khai thác dầu khí, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh điện năng, ximăng, sắt thép, phân bón, thuốc trừ sâu,...), không phải thuê dịch vụ từ nước ngoài; Hoạt động đo lường - điều khiển giúp doanh nghiệp kiểm soát, điều chỉnh quá trình công nghệ, hạn chế thất thoát nguyên vật liệu, giảm giá thành
- Công tác đo lường còn góp phần vào đẩy nhanh quá trình triển khai chuyển đổi số, sự bùng nổ của hoạt động chuyển đổi số đã dẫn tới nhu cầu sử dụng phương tiện đo thông minh, phép đo thông minh phát triển mạnh mẽ,…
 
   Việt Nam hiện nay có trên 500 tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, quá trình thực hiện dịch vụ chúng tôi nhận thấy một số biểu hiện bất cập:
- Một số đơn vị không có chức năng, chưa đăng ký theo Nghị định 105/2016/NĐ-CP vẫn thực hiện dịch vụ hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo
- Đặc biệt, một số đơn vị chưa được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định kiểm định theo Thông tư 24/2013/TT-BKHCN vẫn thực hiện dịch vụ kiểm định phương tiện đo và dán tem, ra giấy không theo quy định nào
- Nghiêm trọng hơn, thời gian gần đây xuất hiện hiện tượng “kiểm định online” ở một số tổ chức kiểm định
- Đa phần các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài rất coi trọng quá trình kiểm soát (kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, kiểm tra) thiết bị của họ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngược lại cũng có một số doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa coi trọng hoạt động đo lường, chỉ làm mang tính hình thức, mang tính chất đối phó với cơ quan quản lý Nhà nước hoặc bên thứ ba hoặc đối tác mua hàng hóa. 
 
   Bất cập chúng tôi nhận thấy trong quá trình thực hiện dịch vụ, mong cơ quan quản lý nhà nước về đo lường ở Trung ương và địa phương sớm có những giải pháp, chính sách thúc đẩy hoạt động đo lường trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra đối với các tổ chức kiểm định nhằm chấn chỉnh hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo, để hoạt động đo lường thực sự là đòn bẩy cho sự phát triển và công bằng xã hội.
Thạc sĩ. Nguyễn Thế Cường
Giám đốc Trung tâm Kiểm định Hiệu chuẩn Vùng 3

CÁC TIN KHÁC:
DỊCH VỤ
TIN TỨC NỔI BẬT
  |  
LIÊN HỆ
Địa chỉ: Số 69, Đường số 8, Phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Phòng thí nghiệm: Đường DX17, Phú Thọ, Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương
Số điện thoại: (028) 9999 0979
Địa chỉ email: kd@kiemdinhvung3.com
 
  • Phạm Tuấn Khoa
    0917712738
    Phòng kinh doanh
  • Nguyễn Thị Anh Thư
    0916620738
    Phòng kinh doanh
  • Lê Thị Hồng Hương
    0909711460
    Phòng kinh doanh
  • Nguyễn Thị Thu Thảo
    0812610738
    Phòng kinh doanh
  • Phan Thị Loan
    0915845738
    Phòng Kinh doanh