KIỂM ĐỊNH, THỬ NGHIỆM LĨNH VỰC THIẾT BỊ Y TẾ

Kiểm định phương tiện đo điện tim

   Điện tâm đồ viết tắt là ECG, là phương pháp theo dõi hoạt động, tốc độ cũng như nhịp điệu của tim. Khi tim hoạt động, tim co bóp sẽ phát ra các biến thiên của dòng điện, lúc này điện tâm đồ là một đường cong có chức năng ghi lại các biến thiên đó. Thông qua đọc điện tim, ta có thể biết được khả năng tống máu của tim, biết được nhịp điệu và tốc độ của tim.

   Phương tiện đo điện tim là phương tiện bắt buộc phải kiểm định theo Thông tư 07/2019/TT-BKHCN, quy trình kiểm định thực hiện theo ĐLVN 43:2017, văn bản này quy định quy trình kiểm định ban đầu, kiểm định định kỳ và kiểm định sau sửa chữa các loại phương tiện đo điện tim một kênh và nhiều kênh có phạm vi tần số từ 0,05 Hz đến 200 Hz với sai số lớn nhất cho phép ± 5 %, điện áp từ 0,1 mV đến 9 mV với sai số lớn nhất cho phép ± 5 %.

máy đo điện tim
Hình ảnh máy đo điện tim
Điều kiện kiểm định
Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Nhiệt độ môi trường xung quanh: (23 ± 5) oC

- Áp suất khí quyển: (100 ± 4) kPa;
- Độ ẩm tương đối của không khí: (50 ¸ 80) % RH (không có sự ngưng tụ hơi nước);
- Điện áp nguồn điện: (220 ± 4,4) V;
- Tần số nguồn điện: (50 ± 0,5) Hz
Các bước tiến hành phương tiện đo điện tim
Bước 1: Kiểm tra bên ngoài
Phải kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau đây:
- Có đầy đủ tài liệu kỹ thuật;
- Không có hư hỏng do cơ học và ăn mòn;
- Không có dấu hiệu hư hỏng của dấu kiểm định lần trước;
- Phải có mã hoá màu cáp dẫn đến bệnh nhân, việc mã hoá này phải phù hợp với các yêu cầu
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
Tiến hành thao tác máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Điều chỉnh các nút tốc độ ghi, độ nhạy và quan sát chỉ thị. Máy phải làm việc ổn định, chỉ thị phải rõ ràng.
Bước 3: Kiểm tra đo lường
- Kiểm tra sai số tương đối đo điện áp
- Kiểm tra sai số đặt độ nhạy tương đối
- Kiểm tra sai số tương đối đo khoảng thời gian
- Kiểm tra sai số tương đối của tốc độ ghi
- Kiểm tra độ trễ ghi
- Kiểm tra sai số tương đối của bộ tín hiệu chuẩn 1 mV
- Kiểm tra độ ghi quá mức
- Kiểm tra hằng số thời gian
- Kiểm tra trở kháng vào
- Kiểm tra sai số điện áp ghi do cách đấu điện cực
- Kiểm tra hệ số nén tín hiệu đồng pha
- Kiểm tra độ rộng đường nền.
- Kiểm tra độ trôi của đường nền
- Kiểm tra độ ồn trong
- Kiểm tra hệ số xuyên âm giữa các kênh
- Kiểm tra dòng điện qua bệnh nhân
Bước 4: Xử lý kết quả
Phương tiện đo điện tim sau khi kiểm định nếu đạt các yêu cầu quy định của quy trình này thì được cấp chứng chỉ kiểm định (tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định,...) theo quy định, cụ thể như sau:
- Cấp giấy chứng nhận kiểm định theo đúng mẫu quy định.
- Dán tem niêm phong tại các vị trí tiếp giáp giữa hai nắp vỏ máy.
- Dán tem kiểm định tại vị trí mặt máy.
- Chu kỳ kiểm định của phương tiện đo điện tim: 24 tháng

Quý khách có nhu cầu kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị, vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Trung tâm Kiểm định hiệu chuẩn vùng 3
Địa chỉ: Số 69, đường số 8, phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM
Văn phòng GD và phòng thí nghiệm: Đường DX17, Phú Thọ, Phú Chánh, TX. Tân Uyên, Bình Dương.
Điện thoại (028) 9999 0979 - Email: kd@kiemdinhvung3.com
DỊCH VỤ
TIN TỨC NỔI BẬT
  |  
LIÊN HỆ
Địa chỉ: Số 69, Đường số 8, Phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Phòng thí nghiệm: Đường DX17, Phú Thọ, Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương
Số điện thoại: (028) 9999 0979
Địa chỉ email: kd@kiemdinhvung3.com
 
  • Phạm Tuấn Khoa
    0917712738
    Phòng kinh doanh
  • Nguyễn Thị Anh Thư
    0916620738
    Phòng kinh doanh
  • Lê Thị Hồng Hương
    0909711460
    Phòng kinh doanh
  • Nguyễn Thị Thu Thảo
    0812610738
    Phòng kinh doanh
  • Phan Thị Loan
    0915845738
    Phòng Kinh doanh